Thủ tướng: Chống dịch bình tĩnh, đúng mức nhưng không chủ quan, chần chừ

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương, kiên quyết, bình tĩnh, đúng mức, không chủ quan, không chần chừ, chủ động phát hiện và ngăn chặn triệt để, quyết tâm không để dịch bệnh lây lan.

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch Covid-19 nêu rõ:

Chính phủ kiên trì chỉ đạo thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế, nhưng ưu tiên hàng đầu là kiên quyết phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe, tính mạng nhân dân, kể cả phải chấp nhận tiếp tục hi sinh lợi ích kinh tế trong ngắn hạn.

Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao và biểu dương nỗ lực phòng, chống dịch của các bộ, ngành, địa phương, nhất là đội ngũ y tế, lực lượng quân đội, công an ở tất cả các tuyến.

Các Bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục thực hiện đúng phương châm phòng, chống dịch là khẩn trương, kiên quyết, bình tĩnh, đúng mức, không chủ quan, không chần chừ, chủ động phát hiện và ngăn chặn triệt để, quyết tâm không để dịch bệnh lây lan.

Người dân kiểm tra thân nhiệt để phòng dịch. (Ảnh minh họa)

Người dân kiểm tra thân nhiệt để phòng dịch. (Ảnh minh họa)

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương kiên quyết thực hiện việc cách ly theo quy định đối với người đến từ vùng dịch.

Đối với các trường hợp đặc biệt (thực hiện công vụ, ngoại giao, chuyên gia, quản lý doanh nghiệp, lao động tay nghề cao…) được nhập cảnh nhưng phải qua kiểm tra và áp dụng các biện pháp phù hợp bảo đảm tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu phòng, chống dịch.

Bộ Quốc phòng tiếp tục thực hiện nghiêm giải pháp cách ly tập trung đối với người đến từ vùng dịch vào Việt Nam đúng chỉ đạo của Ban chỉ đạo quốc gia; tiếp tục bố trí thêm các cơ sở để bảo đảm tiếp nhận và thực hiện cách ly người về từ vùng dịch trong thời gian tới đây; lưu ý điều tiết để không tập trung cách ly tại một số địa phương; phòng tránh lây nhiễm chéo tại các khu vực cách ly tập trung; tổ chức tiếp nhận, bảo đảm điều kiện sinh hoạt của người thuộc diện cách ly với tinh thần chu đáo, văn minh, quan tâm hơn đối với người nước ngoài.

Bộ Y tế chỉ đạo việc bảo đảm trang bị, vật tư y tế cần thiết, vệ sinh công cộng cho cơ sở và lực lượng phòng chống dịch; đạc biệt là đối với các cơ sở cách ly tập trung; chỉ đạo việc sàng lọc người bị cách ly tập trung. Các trường hợp không có biểu hiện bệnh và không đến từ hoặc đi qua vùng dịch thì chuyển về địa phương để theo dõi, giám sát theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế, bảo đảm chặt chẽ.

UBND các địa phương tăng cường hỗ trợ nhân lực, trang thiết bị, vật tư cho các cơ sở cách ly tập trung trên địa bàn; giám sát chặt chẽ việc cách ly tại cộng đồng. UBND cấp tỉnh, nhất là các tỉnh, thành phố có sân bay khẩn trương chuẩn bị các cơ sở cách ly (ngoài các cơ sở do quân đội bố trí).

Các đô thị lớn, đông dân cư, đặc biệt là TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh chuẩn bị sẵn sàng kế hoạch cách ly trên diện rộng.

Đại sứ quán Việt Nam tại các nước khuyến cáo người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài (ở khu vực có dịch ở nước sở tại) hạn chế nhập cảnh Việt Nam trong thời gian có dịch, tuân thủ hướng dẫn về các biện pháp phòng, chống dịch. Trường hợp thật sự cần thiết phải nhập cảnh Việt Nam, phải được cách ly theo quy định.

Thủ tướng cũng đồng ý Bộ Y tế mua thêm 20 triệu chiếc khẩu trang dự trữ (cộng với 10 triệu ban đầu là 30 triệu chiếc) và một số khẩu trang N95, bộ trang phục chống dịch, bộ chống dịch Tyvek.

Ban Chỉ đạo, các thành viên Ban Chỉ đạo, các địa phương phải chủ động quyết định công việc theo thẩm quyền; chủ động phối hợp trong xử lý các vấn đề cấp bách, liên quan, chỉ xin ý kiến những vấn đề vượt quá thẩm quyền theo quy định.

Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng thôn, bản phải đề cao trách nhiệm trong việc theo dõi nắm bắt tình hình sức khỏe nhân dân, phát hiện sớm các trường hợp nghi nhiễm và kịp thời ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch bệnh trên địa bàn.

Khi có dấu hiệu nghi nhiễm, người dân nên làm gì?

- Khi có dấu hiệu sốt, ho và khó thở cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.

- Nếu cảm thấy có dấu hiệu nghi nhiễm khi đi lại, du lịch cần thông báo ngay cho nhân viên hàng không, đường sắt hoặc ô tô và tìm đến chăm sóc y tế càng sớm càng tốt.

-Hãy chia sẻ lịch trình di chuyển của bạn với nhân viên y tế.

- Khi tiếp xúc với người nghi nhiễm Covid-19 bạn cần lập tức tự cách ly bản thân trong vòng 14 ngày để theo dõi các triệu chứng bất thường của cơ thể và đến ngay cơ sở y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin:

Bộ Y tế đã công bố 2 số điện thoại đường dây nóng cung cấp thông tin về bệnh Covid-19: 19003228 và 19009095.

Cùng với đó, 21 đường dây nóng của các bệnh viện có cơ sở theo dõi và điều trị cách ly các bệnh nhân nghi nhiễm và nhiễm. Cụ thể:

Bệnh viện Bạch Mai: 0969.851.616

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương: 0969.241.616

Bệnh viện E: 0912.168.887

Bệnh viện Nhi trung ương: 0372.884.712

Bệnh viện Phổi trung ương: 0967.941.616

Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội): 0904.138.502

Bệnh viện Vinmec (Hà Nội): 0934.472.768

Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển (Uông Bí): 0966.681.313

Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên: 0913.394.495

Bệnh viện tỉnh Thái Bình: 0989.506.515

Bệnh viện tỉnh Lạng Sơn: 0396.802.226

Bệnh viện Chợ Rẫy: 0969.871.010

Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM: 0967.341.010

Bệnh viện Nhi đồng 1: 0913.117.965

Bệnh viện Nhi đồng 2: 0798.429.841

Bệnh viện Đà Nẵng: 0903.583.881

Bệnh viện Trung ương Huế: 0965.301.212

Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ: 0907.736.736

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai: 0819.634.807

Bệnh viện Nhiệt đới Khánh Hòa: 0913.464.257

Bệnh viện tỉnh Khánh Hòa: 0965.371.515

Nguồn: Bộ Y tế

Bộ Y tế: Đừng hoảng loạn, đừng vội vã chạy đi mua sắm, tích trữ đồ ăn thức uống

“Đối với những ai đã rời khỏi Times City tối qua đừng quên theo dõi sức khoẻ của mình; hợp tác với tổ dân phố và...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN