Thót tim trước màn quyết chiến "nảy lửa" của các "đấu sĩ" tranh ngôi "ngưu vương"
Màn giao tranh quyết liệt của các "ông trâu" trong lễ hội chọi trâu truyền thống khiến nhiều người vô cùng thích thú.
Clip: Màn giao tranh "nảy lửa" giữa các "đấu sĩ" tại lễ hội trọi trâu Hải Lựu
Hôm nay (7/2), trên địa bàn huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc đã diễn ra Lễ hội chọi trâu Hải Lựu năm 2023 - lễ hội chọi trâu truyền thống có lịch sử lâu đời nhất cả nước, diễn ra sau 2 năm tạm dừng tổ chức, do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
Theo Ban Tổ chức, lễ hội năm nay diễn ra trong 3 ngày, 5 - 7/2 (tức 15 -17 tháng Giêng), có 20 ông Cầu (tên gọi tôn kính mà người dân địa phương dành gọi trâu chọi) đại diện cho các tổ dân cư tại địa phương, chia thành 10 cặp đấu.
Lễ hội năm nay không thu vé của người dân và du khách về xem hội.
Cũng trong sáng nay, bất chấp những cơn gió lạnh ngắt, hàng vạn khán giả vẫn nườm nượp đổ về Lễ hội chọi trâu Hải Lựu, để chứng kiến những pha quyết đấu nảy lửa.
Không chỉ người lớn, nhiều gia đình còn cho con nhỏ đi cùng để tham dự lễ hội văn hoá lâu đời của địa phương.
Dịch vụ bán thảm ngồi bằng bao bì đắt khách với giá 15.000 đồng.
Nét văn hóa độc đáo của chọi trâu Hải Lựu khác với lễ hội chọi trâu ở nơi khác. Thông thường, trâu trọi thường do cá nhân hoặc các xã trong một huyện mua về chăm sóc, nhưng ở Hải Lựu mỗi “đấu sĩ trâu” được một tập thể cùng tham gia nuôi dưỡng, huấn luyện (mỗi tập thể thường là các xóm, làng hoặc họ tộc...) đã gắn bó lâu đời với nhau.
Màn chào hỏi thăm dò đối phương của 2 "ông trâu"
Sau một hồi thăm dò 2 "ông trâu" lao vào nhau quyết chiến
Liên tiếp những pha cáng hầu, móc hàm của các “ông trâu” lúc xung trận.
Máu rơi trên đầu của hai "ông trâu" sau những đòn chí mạng.
Pha rượt đuổi đối phương sau khi một "ông trâu" không chống cự nổi đành bỏ chạy.
Một "ông trâu" được kéo ra ngoài sau khi chịu thất bại trước đối thủ của mình.
Chủ trâu vui mừng trước chiến thắng của “ông trâu” do mình chăm sóc và huấn luyện.
“Ông trâu hạt giống” số 8 giành chiến thắng ngoạn mục trong trận chung kết.
Sau khi trận đấu kết thúc, trâu được đưa luôn vào lò mổ. Bởi theo quan niệm của người dân, thịt trâu chọi đem lại may mắn và tài lộc. Chính vì vậy mà thịt trâu trọi thường có giá rất cao.
Nguồn: [Link nguồn]