Hà Nội thông xe cầu vượt 300 tỷ đồng sát phố cổ
Cây cầu An Dương được đưa vào vận hành sẽ góp phần làm giảm ùn tắc giao thông ở khu vực ngã tư An Dương - Thanh Niên, tạo hướng kết nối nhanh từ trung tâm Hà Nội tới sân bay Nội Bài.
Sáng 11/10, Hà Nội tổ chức buổi lễ thông xe cầu vượt nút giao An Dương-Thanh Niên (quận Ba Đình).
Tại buổi lễ, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội cho biết, sau hơn 10 tháng thi công cầu vượt, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do thời tiết, vướng công trình ngầm nổi, tuy nhiên, với sự cố gắng nỗ lực của Ban Quản lý dự án, các đơn vị thi công… công trình đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng, mỹ quan và đủ điều kiện để đưa vào khai thác sử dụng.
Sáng 11/10, Hà Nội tổ chức buổi lễ thông xe cầu vượt nút giao An Dương-Thanh Niên (quận Ba Đình).
Việc thông xe công trình cầu vượt tại nút giao An Dương - đường Thanh Niên sẽ góp phần giải quyết được tình trạng ùn tắc giao thông, tạo sự kết nối thuận lợi giữa trung tâm quận Ba Đình với cửa ngõ hàng không quốc tế Nội Bài.
Cùng với khánh thành cầu vượt nút giao An Dương, Hà Nội cũng đã hoàn thiện việc xén đê và hạ cốt đê với khoảng 100m đường được mở rộng, mỗi bên 3 làn xe chạy. Phần đê được xây dựng bằng tường bê tông cao khoảng 2m, bố trí các bậc thang lên xuống cho người đi bộ.
Sau lễ thông xe, ông Chung đề nghị Sở GTVT Hà Nội, các đơn vị liên quan sắp xếp, hướng dẫn người dân lưu thông qua lại cầu vượt an toàn.
Ông Trương Hòa Bình (giữa), Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc cắt băng khánh thành trong buổi lễ thông xe cầu vượt.
Cầu vượt An Dương - Thanh Niên (quận Ba Đình, Hà Nội) khởi công vào khoảng tháng 9/2017 với mức đầu tư gần 312 tỷ đồng, gồm chiều dài 271m, rộng 10m, 7 nhịp cầu. Sau gần một năm thi công, công trình đã hoàn thành và thông xe. Cầu được lắp đặt, xây dựng bằng kết cấu tường chắn bê tông cốt thép dạng chữ L.
Cầu vượt nút giao An Dương – Thanh Niên là cây cầu thứ 11 ở Hà Nội sử dụng kết cấu hộp dầm đúc sẵn và cũng là một trong 8 công trình cấp bách cần triển khai nhằm hạn chế ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố. Cầu vượt này gồm 7 nhịp, dài từ 30-45-60m. Mỗi nhịp được tổ hợp từ nhiều đốt dầm nhỏ; mỗi đốt dài khoảng 13m, nặng 40 tấn.
Theo Sở GTVT Hà Nội, bắt đầu từ 9h ngày 11/10, hai chiều trên cầu vượt thông xe, xe thô sơ và người đi bộ không được đi trên cầu. Các phương tiện đi theo sự điều khiển và hướng dẫn của hệ thống đèn tín hiệu giao thông, sơn kẻ, biển báo trên đường hiện trạng.
Tại nút giao thông Yên Phụ - Cửa Bắc, người đi bộ đặc biệt chú ý tuân thủ hệ thống biển báo, sơn kẻ tổ chức giao thông theo quy định. Trên tuyến đường Yên Phụ nhỏ, ô tô được đi từ khách sạn Thắng Lợi đến nút giao Thanh Niên - Phó Đức Chính, từ đường Thanh Niên đến ngã 3 Yên Phụ nhỏ (đối diện Công an Phường Yên Phụ).
Cầu vượt An Dương - Thanh Niên (quận Ba Đình, Hà Nội) khởi công vào khoảng tháng 9/2017 với mức đầu tư gần 312 tỷ đồng. Sau gần một năm thi công, công trình đã hoàn thành và thông xe.
Cầu vượt An Dương có chiều dài 271m, rộng 10m, 7 nhịp cầu.
Mặt phía trên của cầu vượt An Dương
Mỗi nhịp cầu vượt được tổ hợp từ nhiều đốt dầm nhỏ. Mỗi đốt dài khoảng 13 m, nặng 40 tấn.
Bắt đầu từ 9h ngày 11/10, hai chiều trên cầu vượt thông xe, xe thô sơ và người đi bộ không được đi trên cầu. Các phương tiện đi theo sự điều khiển và hướng dẫn của hệ thống đèn tín hiệu giao thông, sơn kẻ, biển báo trên đường.
Cùng với khánh thành cầu vượt nút giao An Dương, Hà Nội cũng đã hoàn thiện việc xén đê và hạ cốt đê với khoảng 100m đường được mở rộng, mỗi bên ba làn xe chạy.
Phần đê được xây dựng bằng tường bê tông cao khoảng 2m, bố trí các bậc thang lên xuống cho người đi bộ.
Cầu vượt nút giao An Dương - Thanh Niên chuẩn bị thông xe sau gần 1 năm thi công.