Thống nhất khai trừ Đảng nữ trưởng phòng đánh tráo nhân thân tại Đắk Lắk
Ngày 22/10, bà Đoàn Thị Biên - Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk cho biết, Đảng ủy Khối đã họp, bỏ phiếu thống nhất hình thức kỷ luật khai trừ Đảng đối với bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (giả), và đã chuyển kết luận này tới Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy.
Trần Thị Ngọc Thêm viết tường trình, vẫn tự xưng là Trần Thị Ngọc Ái Sa, khai lấy chồng năm 1997
Thời gian qua, dư luận đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau, về việc chọn hình thức xử lý nào cho đúng đối với người mới đây bị phanh phui việc đánh tráo nhân thân thành Trần Thị Ngọc Ái Sa, và được bổ nhiệm làm Trưởng phòng Quản trị thuộc Văn phòng Tỉnh ủy tỉnh Đắk Lắk.
Đề xuất của Đảng ủy Khối đã làm rõ những tranh cãi về việc khai trừ hay xóa tên “bà Sa giả” ra khỏi Đảng. Vì người đã được kết nạp Đảng tại Chi bộ Quản trị thuộc Đảng bộ Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk vào ngày 10/3/2013 có tên là Trần Thị Ngọc Ái Sa, mà nay đã rõ đó chỉ là tên mạo danh chứ không phải tên thật.
"Bà Sa giả" đã được nhiều người giúp làm giả hồ sơ
Kết quả xác minh tại Lâm Đồng của báo Tiền Phong cho thấy, người được kết nạp Đảng với họ tên Trần Thị Ngọc Ái Sa tại Đắk Lắk, có họ tên thật là Trần Thị Ngọc Thêm. Còn bà Trần Thị Ngọc Ái Sa thật là chị gái ruột của Trần Thị Ngọc Thêm, hiện vẫn đang công tác tại khoa Sản bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng, thì chưa từng vào Đảng.
Quá trình xác minh tại Đắk Lắk của báo Tiền Phong về hồ sơ tư pháp của Trần Thị Ngọc Ái Sa giả đã phát hiện có nhiều bản khai tiền hậu bất nhất của cả 2 vợ chồng “Sa giả”, và cả những giấy tờ không đúng thực tế về việc chuyển hộ khẩu cho “Sa giả” làm nội trợ tại xã Ea Na, huyện Krông Ana về lấy chồng tại Buôn Ma Thuột.
Phiếu báo "bà Sa giả" chuyển khẩu năm 2002 để lấy chồng
Giấy chứng nhận kết hôn có dấu hiệu làm giả vào năm 2000, khi Ngọc Thêm đã đổi tên thành Ái Sa
Một nguồn tin khác của báo Tiền Phong tiết lộ về trường hợp bà B.T.T bị tố man khai bằng cấp để được bổ nhiệm Phó phòng Hành chính-Tiếp dân thuộc Văn phòng Tỉnh ủy (VPTU) Đắk Lắk, hiện Đảng ủy VPTU đã triển khai xác minh xong, sẽ thống nhất hướng xử lý trong tuần này. Theo đó, thì hồ sơ học phổ thông của bà B.T.T tại một trường ở tỉnh Hà đã bị thất lạc, nên lãnh đạo trường chỉ ký xác nhận bà T đã thực học đến đâu tại trường này, hồi âm cho tổ xác minh do VPTU Đắk Lắk giao liên hệ tận nơi.
Về tiến trình xử lý đối với 2 nữ cán bộ đã bị phát hiện có sai phạm nghiêm trọng tại VPTU, ngày 22/10/2019 trả lời báo Tiền Phong, ông Nguyễn Thượng Hải-Chánh VPTU cho biết: Hiện Đảng ủy VPTU đang triển khai các bước xem xét, xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng, Nhà nước, sẽ sớm có kết quả. Ngay khi có quyết định xử lý, VPTU sẽ có văn bản thông báo kết quả xử lý cho các cơ quan báo chí.
TP - Lãnh đạo Đại học Đà Nẵng khẳng định: ĐH Đà Nẵng không cấp bằng thạc sĩ cho bà Trần Thị Ngọc Ái Sa như một...