Thiếu nữ Hà Thành mướt mồ hôi quay kiệu Thánh
Những cô gái trẻ làng Quan Nhân (quận Thanh Xuân, Hà Nội) phải liên tục nhún nhảy, quay tròn suốt quãng đường rước kiệu Thánh từ đầu làng tới đình Giáp Nhất.
Từ ngày 10-11 tháng 2 Âm lịch (năm nay vào 30-31.3), dân làng Mọc xưa nay là 5 làng: Giáp Nhất, Chính Kinh, Cự Lộc, Quan Nhân (quận Thanh Xuân) và Phùng Khoang (quận Từ Liêm) cùng nhau tổ chức lễ hội cầu cho quốc thái dân an.
Lễ hội truyền thống này được tổ chức 5 năm một lần và do một làng đăng cai theo thứ tự truyền thống. Bắt đầu từ làng Giáp Nhất nối đến làng Cự- Chính rồi Quan Nhân, tiếp sau là làng Phùng Khoang (quận Thanh Xuân), kết thúc một chu kỳ như hoa nở bốn mùa.
Từ sáng sớm, tất cả các đoàn rước kiệu, đội tế nam, tế nữ, đội múa bồng… đã chuẩn bị tươm tất, sẵn sàng cho một ngày hội chính.
Hội làng Mọc năm nay do làng Giáp Nhất đăng cai nên sau khi rời đình Giáp Nhất, đoàn rước của 5 làng đã rước kiệu qua đường Nguyễn Trãi tiến về đình Phùng Khoang.
Để đón kiệu Thánh các làng Mọc khác, từ sáng 11 tháng 2 (Âm lịch), đình làng Giáp Nhất đã được trang hoàng cờ hoa, đèn nến rực rỡ, khói hương nghi ngút. Lần lượt các kiệu Thánh của các làng Chính Kinh, Cự Lộc, Quan Nhân, Phùng Khoang cùng với đội rồng, bát bửu, chấp kích, cờ quạt, đội tế, đội dâng hương… đi theo nhịp trống, nhạc bát âm đến dâng hương.
Điều độc đáo là khi các kiệu Thánh gặp nhau tại đình làng Giáp Nhất, các kiệu Thánh phải nhún xuống, xoay tròn liên tục. Theo một cụ cao tuổi trong làng, điều này thể hiện các Thánh đang chào nhau và vui mừng khi hội ngộ.
Sau khi tụ hội tế lễ ở đình làng Giáp Nhất, đoàn rước các làng tiếp tục rước kiệu đưa các Thánh làng mình sang đình các làng khác để du xuân. Đoàn rước đi qua làng nào, đoàn rước của làng đó đi ra đón mừng rồi nhập cuộc.
Trong sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân, lễ rước kiệu đã diễn ra tưng bừng với những pha kiệu “bay” trên không trung vô cùng đẹp mắt.
Cùng với kiệu Thánh, trên đường đi, các đội tàn quạt, biển cờ, hương án, long đình, voi nan, ngựa gỗ… cứ đi một bước lại dừng một bước. Đội múa rồng, múa sư tử lượn vòng lên xuống rất náo nhiệt. Người dân xúm vào rồi dạt ra khi kiệu xoay dọc xoay ngang. Những giai kiệu, gái kiệu (người khiêng kiệu) như nhập thần, vừa khiêng vừa múa kiệu cả đi lẫn về mà vẫn tươi tỉnh.
Đến chiều 11.2 Âm lịch, các làng làm lễ tạ, các ngai Thánh cùng Thần vị được cụ từ và một số giai kiệu, chức sắc vào làm lễ rồi đưa ra kiệu để rước Thánh trở về làng của mình, gọi là rước Thánh hồi cung.
Khi kiệu xoay vòng, tất cả mọi người ai cũng hò reo “cổ vũ” rất nhiệt tình. Không khí vô cùng vui nhộn, náo nhiệt mà không làm mất đi vẻ thiêng liêng.
Mồ hôi thấm đẫm trên khuôn mặt nhưng những cô gái làng Quan Nhân vẫn nở nụ cười tươi rói trong ngày hội.
Họ liên tục thay nhau sau mỗi lần, nhún nhảy, quay tròn kiệu Thánh
Những cô gái được chọn khênh kiệu Thánh bắt buộc phải chưa chồng và là người của làng
Cách sắp xếp đội hình cũng có quy định trước sau rõ ràng. Chủ hội sẽ kiểm tra đội hình trong suốt quá trình diễn ra lễ hội.
Đặc sắc nhất phải kể đến tiết mục "kiệu bay" với lối múa tạt ngang, tạt dọc, thoắt tới thoắt lui chạy ào ào như bão tố, quay vòng như cơn lốc hết sức thú vị, hết thảy mọi người đứng xem chật lối chật đường cũng phải dạt ra khi kiệu bay tới.
Các kiệu gặp nhau tại đình làng Giáp Nhất.
Hai kiệu Thánh sát gần nhau để chào hỏi.
Mỗi làng được phân biệt bằng trang phục khác nhau
Những chàng trai xoay tròn, nhún nhảy trước sân đình.
Trước khi rước Thánh Ông vào bên trong, người khênh phải lấy một mảnh vải đỏ bịt mũi để tránh hơi thở vào Thánh Ông.
Video: Thiếu nữ Hà Thành rước kiệu