Theo chân thợ săn chuột đồng ở Sài Gòn
Hàng trăm con chuột, rắn, cá… ẩn trú trong ruộng lúa đang gặt được các thợ săn dùng điện chích lật ngửa. Mỗi ngày, những người này kiếm được vài trăm nghìn nhờ tiền bán chuột.
Những ngày gần đây, cánh đồng lúa huyện Củ Chi, TP.HCM vào mùa thu hoạch. Trên cánh đồng rộng hàng trăm ha, nông dân ra đồng ít nhưng thợ săn thì nhiều. Những thợ săn có mặt tại các ruộng lúa đang gặt để săn bắt chuột, chim, rắn, cá... Dụng cụ những người này dùng là bộ xung điện.
Những ngày gần đây, cánh đồng lúa huyện Củ Chi, TP.HCM vào mùa thu hoạch. Nhiều thợ săn có mặt tại các ruộng lúa đang gặt dùng bộ xung điện để săn bắt chuột, chim, rắn, cá...
Tại đồng lúa ở xã Tân Phú Trung, mỗi khi máy gặt đập liên hợp chạy qua, gần chục thợ săn thi nhau dùng cây chích gắn thanh sắt nhọn chọc vào các gốc rạ vừa được cắt. Sau những tiếng te te từ bộ xung điện, những con chuột, rắn, cá ẩn nấp dưới gốc rạ nổi lên. Không để những con vật có cơ hội tỉnh dậy và chạy thoát, những người này nhanh chóng lấy tay chụp rồi cho vào bao. Chỉ trong vòng 15 phút, tại đám ruộng rộng chưa tới 2 sào nhưng các “thợ săn” đã bắt được hơn 100 con chuột, hàng chục con cá trê lớn, nhỏ. Đối với chuột không bị chết sẽ được những người này bẻ răng bỏ vào lồng để bán. Con chết sẽ được để vào một bao riêng.
Các thợ săn vây quanh ruộng lúa gặt để chích điện bắt chuột
“Chuột nhiều vô số kể. Tôi bắt chưa đầy 1 giờ đã được gần một bao, những người kia bắt nhiều hơn. Đây là chuột đồng nên những con nào chết sẽ về được thui da, mổ bụng và nướng để làm mồi nhậu. Những con sống sẽ được mang đi bán. Hôm nay, bắt cũng được khoảng 5kg, bán chắc cũng được khoảng 200.000đ. Hôm nào hên trúng mánh chích điện gặp rắn hổ, rùa, cá lóc, chim thì ngon”, một thợ săn khoe.
Sau khi máy gặt cắt chỉ còn một mảng lúa nhỏ trên ruộng, 7, 8 tay “thợ săn” thi nhau lao vào chích điện, khoảng cách những người này có khi chưa tới 1m. Ai cũng cố gắng đi thật nhanh vì sợ người khác chiếm phần. Nguy hiểm hơn, khi phát hiện có chuột, rắn tháo chạy, nhóm thợ săn cắm đầu đuổi theo mặc cho chiếc máy gặt lúa đang phóng tới.
“Có bắt cũng phải chú ý dùm chút chứ. Thấy có chuột, rắn cứ cắm đầu cắm cổ chạy. Lỡ lao vào máy gặt, tôi mang họa thì sao”, người điều khiển máy gặt đập liên hợp bực tức quát lớn.
Việc chích điện ở khoảng cách gần nhau, rất nguy hiểm
Sau khi máy gặt cắt chỉ còn một mảng lúa nhỏ trên ruộng, 7, 8 tay thợ săn thi nhau lao vào chích điện, khoảng cách những người này có khi chưa tới 1m. Ai cũng cố gắng đi thật nhanh vì sợ người khác chiếm phần
Mặc cho máy gặt lúa đang lao tới, những thợ săn vẫn đứng phía trước để chích điện.
Theo ghi nhận, nhóm thợ săn này gặp con nào bắt con đó. Có cá bắt cá, có chuột bắt chuột. Những con cá nhỏ bị dính luồng điện nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Những con chim sau khi bị dính điện nhưng may mắn thoát bay liểng xiểng vào những đám ruộng bên cạnh ẩn nấp.
“Bộ xung điện này mạnh lắm đó chứ, tới 220v. Trâu, bò bị chích cũng lật, chứ nói chi chuột. Nhưng do đi từ sáng tới giờ, bình ắc quy yếu nên chuột bị dính điện vẫn còn chạy được”, một “thợ săn” nói với đồng nghiệp đang đi kế bên.
Với xung điện dày đặc như thế này không con vật nào có thể sống sót.
Khi được hỏi chích điện như vậy không sợ bị thu đồ nghề và bị phạt hay sao, một thợ săn đáp lại: “Sợ chứ, nhưng mình chích điện giữa đồng ruộng thế này ai biết. Hơn nữa, khi công an vừa xuất hiện ở đầu cánh đồng chúng tôi đã thu gom đồ nghề và chuồn đi liền nên không sợ”, thanh niên dùng bộ xung điện nói cách đối phó với cơ quan chức năng.
Những “thợ săn” ngoài đeo bộ xung điện trên người còn có hai túi xách để đựng rắn và chuột.
Đủ loại chim, cá, chuột nên trong các bao của những thợ săn
Một con chim may mắn thoát ra khỏi “lưới điện” của nhóm thợ săn.
Người đàn ông chủ ruộng đứng trên bờ thấy chuột chạy nên dùng tay bắt.