Thế giới tuần qua: "Nóng" Biển Đông, dịch Ebola bùng phát

Dịch bệnh Ebola bùng phát dữ dội, vấn đề Biển Đông "nóng" trở lại, Mỹ không kích nhằm vào nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo Iraq,... là những sự kiện nổi bật trong tuần qua.

Được coi là một trong những dịch bệnh tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại, bắt đầu xuất hiện tại khu vực Tây Phi vào năm 1976. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, sự bùng phát dữ dội của đại dịch này đã khiến nó vượt ra ngoài tầm kiểm soát của châu Phi và có nguy cơ trở thành dịch bệnh toàn cầu với nguy cơ tử vong là 90%.

Ngày 8/8, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố rằng, đại dịch Ebola đang hoành hành ở khu vực Tây Phi là một “tình trạng y tế khẩn cấp ở mức độ quốc tế”. WHO khuyến nghị tất cả các quốc gia trên thế giới cần phải có những biện pháp sẵn sàng để phát hiện, giám sát, điều tra các trường hợp nhiễm Ebola, đặc biệt là tại các sân bay để tránh đại dịch lây lan rộng hơn.

Thế giới tuần qua: "Nóng" Biển Đông, dịch Ebola bùng phát - 1

Dịch Ebola bùng phát dữ dội ở Tây Phi.

Kể từ khi bùng phát, đại dịch đã cướp đi mạng sống của gần 1.000 người ở Tây Phi và khiến hơn 1.700 người khác bị lây nhiễm. Hiện vẫn chưa có loại thuốc đặc trị nào dành cho căn bệnh này.

Ở châu Á, vấn đề Biển Đông lại "nóng" lên trên bàn Hội nghị Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF). Căng thẳng trên Biển Đông bắt đầu lên cao từ hồi tháng Năm vừa qua, sau khi Trung Quốc ngang nhiên kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Trong hội nghị ARF lần này, Trung Quốc sẽ phải chịu sức ép ngoại giao lớn nhất từ trước tới nay về vấn đề tranh chấp biển đảo khi Washington quyết tâm ngăn cản những nỗ lực nhằm làm thay đổi hiện trạng của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Thế giới tuần qua: "Nóng" Biển Đông, dịch Ebola bùng phát - 2

My gây sức ép với Trung Quốc trước thềm ARF.

Áp lực mà Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tạo ra với Trung Quốc trước thềm ARF cho thấy, Washington đang ngày càng quan tâm tới vấn đề tranh chấp trên Biển Đông, nơi Trung Quốc đang tìm cách dùng sức mạnh của mình để chèn ép, bắt nạt các quốc gia láng giềng nhỏ hơn.

Chiến sự ở Iraq cũng là một vấn đề đáng quan tâm trong tuần qua, khi Mỹ chính thức phát động chiến dịch không kích nhằm vào các chiến binh của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo Iraq và Syria (ISIS) đang đánh chiếm khu vực của người Kurd ở miền bắc Iraq.

Phát ngôn viên của Lầu Năm Góc thông báo, 2 máy bay chiến đấu F/A-18 của quân đội Mỹ đã thả bom dẫn đường bằng laser nhằm vào một khẩu pháo di động được các phần tử ISIS sử dụng để nã đạn vào lực lượng người Kurd đang bảo vệ thành phố Arbil, miền mắc Iraq.

Thế giới tuần qua: "Nóng" Biển Đông, dịch Ebola bùng phát - 3

Khói bốc lên từ cuộc không kích của Mỹ.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã cho phép thực hiện các cuộc không kích “có mục tiêu” nếu cần thiết để bảo vệ các lợi ích của Mỹ trước các lực lượng phiến quân ở Iraq.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf cho biết, mục tiêu trước mắt của các cuộc không kích là “ngăn chặn bước tiến” của ISIS về Irbil và cũng khẳng định sẽ không có giải pháp quân sự lâu dài của Mỹ tại đây.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thành ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN