Thẻ đi tàu Cát Linh- Hà Đông in chữ Trung Quốc: Ban quản lý đường sắt nói gì?

Sự kiện: Tin nóng

Tổng thầu Trung Quốc đã nhận trách nhiệm về việc sử dụng thẻ đi tàu Cát Linh- Hà Đông thử và có in chữ Trung Quốc.

Thẻ đi tàu Cát Linh- Hà Đông in chữ Trung Quốc: Ban quản lý đường sắt nói gì? - 1

Thẻ có in chữ Trung Quốc đi thử tàu Cát Linh- Hà Đông. Ảnh A.T

Sáng 11/8, Tổng thầu Trung Quốc tổ chức chuyến tham quan tàu Cát Linh - Hà Đông cho cán bộ, công nhân và người dân để trải nghiệm dự án. Tổng cộng có khoảng 200 người dân, trong đó có 40 người Trung Quốc. Người tham gia được phát thẻ lên tàu có in chữ Trung Quốc trước dòng chữ tiếng Việt.

Nội dung dòng chữ thể hiện: "Dự án đường sắt đô thị hạng mục vận hành thử", "Thẻ lên tàu", "Dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông".

Ngày 12/8, Ban quản lý dự án đường sắt, tuyến Cát Linh- Hà Đông cho biết, theo báo cáo của Tổng thầu Trung Quốc, sáng 11/8, Tổng thầu tổ chức hoạt động công đoàn tại trụ sở của Tổng thầu nhằm phát động thi đua và động viên cán bộ công nhân viên nỗ lực phấn đấu hoàn thành kế hoạch năm và mục tiêu của dự án.

Sau đó, để động viên tinh thần cán bộ, nhân viên, Tổng thầu đã tự ý mời cán bộ công nhân viên của Tổng thầu và người thân cùng tham gia đi trên tàu. Để kiểm soát người lên tàu, Tổng thầu đã dùng thẻ lên tàu và chỉ có giá trị trong ngày 11/8/2018.

Theo Ban quản lý dự án đường sắt, sau sự việc, đơn vị đã có văn bản yêu cầu Tổng thầu Trung Quốc chấm dứt ngay việc đưa người không có chức năng, nhiệm vụ lên tàu Cát Linh- Hà Đông. Tiếp đó, đơn vị tổ chức họp chấn chỉnh, nghiêm khắc phê bình Tổng thầu, đồng thời yêu cầu tập trung triển khai các công việc theo kế hoạch được phê duyệt.

“Tại cuộc họp, Tổng thầu đã nhận trách nhiệm về sự việc nêu trên và cam kết không tái diễn sự việc. Các công việc triển khai không theo kế hoạch, Tổng thầu Trung Quốc phải báo cáo và được Ban Quản lý dự án đường sắt chấp thuận trước khi thực hiện”, đại diện Quản lý dự án đường sắt cho hay.

Dự án đường sắt Cát Linh- Hà Đông có chiều dài hơn 13km, điểm đầu tại ga Cát Linh, điểm cuối tại ga Yên Nghĩa (Hà Đông). Toàn bộ 12 nhà ga trên cao và khu Depot dưới mặt đất có đường ray đôi khổ 1.435mm. Dự án có 13 đoàn tàu, mỗi đoàn 4 toa. Thời gian khai thác 3-5 phút/chuyến, tương lai 2 phút/chuyến; tốc độ thiết kế tối đa 80 km/h.

Dự án khởi công từ tháng 10/2009, có tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD vào năm 2008. Trong đó, vốn vay Trung Quốc là 419 triệu USD, vốn đối ứng Việt Nam là 133,86 triệu USD.

Đến năm 2016, dự án được điều chỉnh tổng mức đầu tư là 868,04 triệu USD (tăng 315,18 triệu USD). Trong đó, phần vốn vay Trung Quốc là 669,62 triệu USD, vốn đối ứng Việt Nam là 198,42 triệu USD. Phần vốn vay Trung Quốc tăng thêm 250 triệu USD so với trước đây. Dự kiến, tuyến đường sắt đô thị đầu tiên này được đưa vào khai thác năm 2016 nhưng phải liên tục điều chỉnh tiến độ và lùi đến cuối năm 2018 mới có thể khai thác thương mại.

Gần 700 nhân sự vận hành tàu Cát Linh – Hà Đông nhiều hay ít?

681 nhân sự để vận hành tuyến Cát Linh – Hà Đông là bao gồm cả các nhân viên văn phòng, kỹ thuật, vận hành dự án....

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Đức ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN