Thấy mẹ trên tivi, bé gái khóc đòi bế: “Chẳng biết bao giờ tôi mới được về ôm con vào lòng”

Sự kiện: Tin tức COVID-19

“Mỗi lần vắt sữa tôi lại thương con, con ở nhà thì không có sữa bú, mẹ lại vắt sữa bỏ đi”, chị Hạnh nghẹn ngào nói.

Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021

Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >
Nguồn: Bộ Y tế - Cập nhật lúc 17:04 22/01/2025
STT Tỉnh thành Ca nhiễm mới
hôm qua
Tổng Ca
nhiễm
Ca tử
vong
Ca tử vong
công bố hôm qua
TỔNG +769 10.737.087 43.052 3
1 Hà Nội +158 1.605.587 1.245 0
2 TP.HCM +32 610.064 20.344 0
3 Phú Thọ +62 321.734 97 0
4 Nghệ An +54 485.595 143 0
5 Bắc Ninh +40 343.507 130 0
6 Sơn La +40 150.838 0 0
7 Đà Nẵng +38 104.015 326 0
8 Yên Bái +32 153.158 13 0
9 Lào Cai +27 182.242 38 0
10 Quảng Ninh +26 351.373 144 1
11 Hòa Bình +26 205.054 104 0
12 Vĩnh Phúc +21 369.220 19 0
13 Hà Nam +21 84.788 65 0
14 Bắc Kạn +17 76.107 30 0
15 Hưng Yên +16 241.164 5 0
16 Tuyên Quang +15 158.179 14 0
17 Cao Bằng +14 95.565 58 0
18 Hải Dương +13 363.229 117 0
19 Thái Bình +13 267.983 23 0
20 Quảng Bình +12 127.616 76 0
21 Thái Nguyên +11 185.882 110 0
22 Ninh Bình +11 99.455 90 0
23 Nam Định +11 296.193 149 0
24 Hải Phòng +9 120.911 135 0
25 Quảng Trị +8 81.869 37 0
26 Thanh Hóa +7 198.458 104 0
27 Khánh Hòa +6 117.926 366 0
28 Lâm Đồng +5 92.372 137 0
29 Lạng Sơn +5 157.043 86 0
30 Bà Rịa - Vũng Tàu +4 107.169 487 0
31 Điện Biên +4 88.305 20 0
32 Bắc Giang +3 387.697 97 0
33 Lai Châu +2 74.015 0 0
34 Bến Tre +2 97.572 504 2
35 Bình Thuận +2 52.650 475 0
36 Cà Mau +1 150.043 352 0
37 Đồng Tháp +1 50.528 1.040 0
38 Quảng Nam 0 48.902 139 0
39 Kon Tum 0 26.237 1 0
40 Phú Yên 0 52.816 130 0
41 Trà Vinh 0 65.497 298 0
42 Vĩnh Long 0 100.435 831 0
43 Kiên Giang 0 39.842 1.017 0
44 Bình Định 0 139.090 282 0
45 Thừa Thiên Huế 0 46.393 172 0
46 Bình Phước 0 118.373 219 0
47 Bạc Liêu 0 46.407 472 0
48 Đồng Nai 0 106.636 1.890 0
49 Đắk Lắk 0 170.786 189 0
50 Tây Ninh 0 137.355 877 0
51 Sóc Trăng 0 34.796 627 0
52 Bình Dương 0 383.854 3.465 0
53 An Giang 0 41.865 1.382 0
54 Ninh Thuận 0 8.817 56 0
55 Đắk Nông 0 72.984 46 0
56 Quảng Ngãi 0 47.644 121 0
57 Gia Lai 0 69.249 116 0
58 Hậu Giang 0 17.545 231 0
59 Cần Thơ 0 49.553 952 0
60 Tiền Giang 0 35.821 1.238 0
61 Long An 0 48.929 991 0
62 Hà Giang 0 122.240 79 0
63 Hà Tĩnh 0 49.915 51 0

Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam

Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >
Nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 - Cập nhật lúc 00:00 15/08/2022

Số mũi đã tiêm toàn quốc

251.680.004

Số mũi tiêm hôm qua

223.705


Clip: Bé gái khóc đòi bế khi thấy mẹ trên tivi 

“Tôi không dám xem clip, chỉ nghe thấy con khóc là đã không cầm được nước mắt”

Ngày 29/5, chị Phùng Thị Hạnh (mẹ bé gái òa khóc khi thấy mẹ trên tivi), là nữ điều dưỡng của bệnh viện Quân Y 103 được cử đến hỗ trợ tỉnh Bắc Giang chống dịch cho biết, trưa nay, chồng chị gửi đoạn clip con oà khóc khi thấy chị trên tivi khi khiến chị bật khóc nức nở, không kìm được cảm xúc.

“Tôi không dám xem clip, chỉ nghe thấy con khóc là đã không cầm được nước mắt rồi. Cháu mới 18 tháng tuổi, lúc cả nhà đang ăn cơm, con nhìn thấy tôi đang trả lời phỏng vấn trên tivi nên chìa bàn tay bé xíu ra đòi bế. Thấy vậy, bố cháu quay lại gửi cho tôi xem, sau đó dì cháu lấy đăng lên Facebook không ngờ được mọi người quan tâm vậy”, chị Hạnh nói.

Bé gái 18 tháng tuổi oà khóc khi thấy mẹ trên tivi.

Bé gái 18 tháng tuổi oà khóc khi thấy mẹ trên tivi.

Theo chị Hạnh, chị cũng rất bất ngờ khi con gái nhận ra chị, dù chị đã bịt khẩu trang kín mít. Đây không phải lần đầu tiên chị Hạnh khóc vì nhớ con mà mỗi lần gọi điện cho con gái chị cũng không cầm được nước mắt khi thấy con oà khóc, đòi theo mẹ.

“Lên đây rồi tôi phải quyết tâm chống dịch, gác gia đình sang một bên. Dù thương chồng, thương con nhưng không biết làm cách nào, nhiệm vụ của tôi là như vậy, một bác sĩ quân y phải hết lòng vì người dân. Tôi cũng không biết bao giờ mình mới được về nhà, khi về tôi còn phải cách ly 1 tháng nữa”, chị Hạnh tâm sự.

Chị Hạnh kể, cách đây 10 ngày, vào khoảng 22h đêm, khi chị đang ru con ngủ thì nhận được lệnh sáng hôm sau phải lên đường về Bắc Giang chống dịch. Ngay sau đó, chị chuẩn bị tư trang để ngày hôm sau lên đường vào tâm dịch. Lúc này, tâm trạng chị rối bời, không dặn dò được gì với chồng, cả đêm trằn trọc không sao ngủ được.

“Khi tôi vào tâm dịch cũng là lúc bác giúp việc xin nghỉ, còn mỗi 2 bố con bơ vơ. Sáng hôm sau chồng tôi phải tìm giúp việc mới nhưng họ chưa quen khiến tôi càng lo hơn”, chị Hạnh nói.

Mỗi lần chị Hạnh gọi về là con gái đều khóc đòi bế.

Mỗi lần chị Hạnh gọi về là con gái đều khóc đòi bế.

Chị Hạnh cho hay, hiện tại chị cùng đồng nghiệp đang điều trị cho những bệnh nhân mắc COVID-19Bệnh viện Dã chiến truyền nhiễm số 2 ở Bắc Giang. Những lúc cùng đồng nghiệp quay cuồng với công việc, chị vơi bớt đi nỗi nhớ con phần nào. Nhưng mỗi khi sữa về, căng cứng bầu ngực lại khiến chị Hạnh càng thêm đứt ruột đứt gan vì nhớ và thương con.

“Những ngày đầu lên tâm dịch tôi bị tắc sữa, sốt suốt 3 ngày liền. Khi ở nhà tôi cho con bú trực tiếp nên không dùng máy vắt sữa, lên đây tôi phải vắt bằng tay nhưng vẫn bị tắc. 3 ngày bị sốt tôi phải ở trong phòng vắt sữa, mỗi lần vắt tôi lại thương con, con ở nhà thì không có sữa bú, mẹ lại vắt sữa bỏ đi”, chị Hạnh nghẹn ngào nói.

Chị Hạnh phải xa con gái 18 tháng tuổi và chồng lên đường vào tâm dịch Bắc Giang.

Chị Hạnh phải xa con gái 18 tháng tuổi và chồng lên đường vào tâm dịch Bắc Giang.

"Dù thương con nhưng vẫn phải sẵn sàng vì công việc"

Chị Hạnh cho rằng, chị đang là F1 vì đang điều trị cho F0 nên mỗi lần vắt sữa chị không dám tích trữ. Mà ở trong tâm dịch, cũng không biết trữ sữa ở đâu nên chị toàn vắt vào chai lavie rồi bỏ đi. Dù uống thuốc tiêu sữa nhưng chị Hạnh càng uống, sữa lại càng về. Chị bảo có thể chị nghĩ nhiều đến con nên mới vậy.

“Tôi đọc trên Facebook mọi người nói con tôi còn nhỏ lại đang bú mẹ mà đi tình nguyện vào tâm dịch. Mong mọi người hãy hiểu cho tôi, tôi làm ngành y, lại trong môi trường quân đội nên nhận được nhiệm vụ là phải đi ngay, không biết nhờ ai được. Dù thương con nhưng vẫn phải sẵn sàng vì công việc”, chị Hạnh bộc bạch.

Chị Hạnh cũng cho biết, do công việc bận rộn nên hằng ngày chị gọi về cho con 1 lần. Mỗi lần gọi được một lúc là con gái chị lại khóc, đòi mẹ bế nên chị phải tắt máy hoặc quay đi chỗ khác để bé không thấy mẹ.

“Bình thường cháu chơi rất vui vẻ nhưng nếu vô tình nhìn thấy ảnh mẹ, con bé lại khóc. Mỗi lần nói chuyện qua điện thoại, con lại òa lên, đòi bế. Tôi chưa bao giờ phải xa con như thế này, đây là lần đầu tiên, chẳng biết bao giờ tôi mới được về ôm ấp con vào lòng. Có lúc nghỉ ngơi, tôi xem camera thấy ở nhà 9h tối con mới được ăn cơm. Tôi hỏi chồng, anh ấy nói, chẳng ai cho con ăn được đâu em ạ, bà nội phải dỗ mãi mới chịu ăn đấy", chị Hạnh cho hay.

Con gái chị Hạnh bình thương rất ngoan ngoãn, vui vẻ nhưng mỗi khi nhìn thấy mẹ là khóc đòi bế.

Con gái chị Hạnh bình thương rất ngoan ngoãn, vui vẻ nhưng mỗi khi nhìn thấy mẹ là khóc đòi bế.

Chia sẻ về khó khăn trong công việc đang làm, chị Hạnh nói, trời nắng nóng, mặc bộ quần áo bảo hộ kín mít suốt nhiều giờ, bầu ngực căng sữa khiến chị nhiều lúc như phát điên. Thậm chí, có lúc đeo đôi ủng chị cảm giác nước đến mắt cá chân. Vất vả là vậy nhưng nghĩ đến người dân đang mắc dịch bệnh chị và đồng nghiệp lại gạt đi hết mệt mỏi, cố gắng chiến đấu để đẩy lùi dịch bệnh.

Trước đó, trưa cùng ngày, trên trên mạng xã hội Facebook chia sẻ đoạn clip ghi lạnh cảnh bé gái 18 tháng tuổi Vũ An Bảo My òa khóc khi nhìn thấy hình ảnh của chị Hạnh trong tâm dịch Bắc Giang trên tivi khiến nhiều người xúc động.

Sau khi thông tin kèm clip được đăng tải, rất nhiều người bày tỏ sự xúc động. Ai cũng động viên cháu bé ngoan ngoãn và mạnh mẽ, mong dịch bệnh sớm qua để người mẹ sớm được về ôm đứa con bé bỏng vào lòng.

Clip xúc động: Bé gái 20 tháng tuổi òa khóc khi nhìn thấy mẹ ở tâm dịch Bắc Giang trên tivi

Khi nhìn thấy mẹ đang ở tâm dịch Bắc Giang trên tivi, bé Kem òa khóc, giơ tay đòi bế khiến cả nhà nghẹn ngào.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh An ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN