Kết luận thanh tra việc mua sắm thiết bị, vật tư y tế phòng, chống dịch COVID-19

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa ban hành kết luận thanh tra việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kít xét nghiệm, vắc xin, thuốc phòng, chống dịch Covid-19 tại Bộ Y tế.

59 nghìn liều vắc xin tiêm cho 68 nghìn người?

Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa ban hành kết luận thanh tra việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kít xét nghiệm, vắc xin, thuốc phòng, chống dịch Covid-19 tại Bộ Y tế.

Kết luận xác định, Bộ Y tế đã quản lý không chặt chẽ việc tiếp nhận vắc xin từ Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam và việc tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 của Công ty cổ phần Vắc xin Việt Nam (VNVC), dẫn đến VNVC giữ lại 73.504 liều vắc xin để tiêm chủng (đã tổ chức tiêm 58.974 liều cho 68.099 người) không có trong kế hoạch tiêm chủng được phê duyệt, kiểm soát của Bộ Y tế về đối tượng, quy trình theo Quyết định số 3588/QĐ-BYT ngày 26/7/2021 và mục đích tiêm phi thương mại theo quy định của Chính phủ.

Ngoài ra, Bộ Y tế chỉ đạo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương có văn bản đồng ý để VNVC được giữ lại 73.504 liều vắc xin và tiếp nhận, phân bổ 1.067.700 liều vắc xin (có hạn sử dụng ngắn đến 31/3/2022) cho các tỉnh, thành phố có nhu cầu để triển khai tiêm chủng là chưa phù hợp với chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ.

Trụ sở Bộ Y tế.

Trụ sở Bộ Y tế.

Về việc chỉ đạo, hướng dẫn mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, TTCP cho hay, có trường hợp còn chậm, chưa kịp thời tháo gỡ khó khăn tại các bệnh viện khi thực hiện (Bệnh viện K; BV Nhi Trung ương, BV Phổi Trung ương); việc thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm kéo dài, dẫn đến quá trình mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, hóa chất, sinh phẩm, kít xét nghiệm bị chậm, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh (cá biệt tại gói thầu “Cung cấp hóa chất năm 2021 của BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương", kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt sau hơn 6 tháng, dẫn đến căn cứ xây dựng giá kế hoạch không còn giá trị nhưng không yêu cầu đơn vị xây dựng lại).

Yêu cầu làm rõ

Bên cạnh đó, Bộ Y tế chưa có quy định cụ thể về phân loại các dòng máy thở, trong khi trang thiết bị mua sắm phục vụ công tác phòng dịch theo Văn bản số 104/KCB-NV ngày 1/02/2020 của Cục Quản lý khám chữa bệnh có một số danh mục về máy thở (trong đó có máy thở xâm nhập và không xâm nhập, máy thở chức năng cao) dẫn đến Bệnh viện xây dựng, phân định máy thở theo tên chung, tên thương mại không rõ ràng...

Từ những vi phạm trên, TTCP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế thực hiện rà soát, làm rõ số lượng 73.504 liều vắc xin VNVC đã giữ lại; kiểm tra việc tổ chức tiêm 58.974 liều vắc xin cho 68.099 người của VNVC theo đúng đối tượng, quy trình hướng dẫn của Bộ Y tế, đảm bảo miễn phí theo quy định, trường hợp phát hiện vi phạm phải xử lý.

Giải quyết dứt điểm việc VNVC giữ lại vắc xin và chỉ đạo phân bổ để triển khai tiêm chủng số lượng vắc xin đang đề nghị giảm giá bằng hình thức cung ứng, bổ sung số lượng theo hợp đồng giữa VNVC và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

“Bộ y tế phải tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của Lãnh đạo Bộ về những thiếu sót, khuyết điểm trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, phân bổ tiêm chủng vắc xin”, kết luận nêu.

TTCP kiến nghị Bộ Y tế thực hiện rà soát, làm rõ số lượng 73.504 liều vắc xin VNVC đã giữ lại; kiểm tra việc tổ chức tiêm 58.974 liều vắc xin cho 68.099 người của VNVC theo đúng đối tượng, quy trình hướng dẫn của Bộ Y tế, đảm bảo miễn phí theo quy định, trường hợp phát hiện vi phạm phải xử lý.

Dấu hiệu hình sự trong mua, mượn thiết bị y tế tại Viện Pasteur TPHCM

TTCP chỉ ra việc mượn hàng hóa, mua sắm của Viện Pasteur TP HCM với một số doanh nghiệp liên quan ở giai đoạn 2020 - 2021 có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng An ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN