Thanh Hóa: Xuất hiện loài mang tuyệt chủng 84 năm

Ngày 6/3, Ông Nguyễn Đình Hải, Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên (Thường Xuân, Thanh Hóa) cho biết, mới đây Trung tâm đã phát hiện loài mang có tên khoa học là Muntiacus rooseveltorum, được coi là đã tuyệt chủng cách đây 84 năm đã xuất hiện trong khu bảo tồn.

Trong khi khảo sát và thực hiện dự án điều tra, bảo tồn các loài mang tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên. Các chuyên gia của Trung tâm Cress (thuộc trường ĐH Quốc gia Hà Nội) phối hợp với các cán bộ của khu bảo tồn Xuân Liên đã chụp được một số bức ảnh về loài mang Muntiacus rooseveltorum khi chúng đang di chuyển trong rừng.

Sau khi các chuyên gia thực hiện so sánh và xét nghiệm AND tại viện sinh thái tài nguyên sinh vật (Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam) và đã cho ra một kết quả vô cùng bất ngờ.

Thanh Hóa: Xuất hiện loài mang tuyệt chủng 84 năm - 1

Hình ảnh về loài mang Muntiacus rooseveltorum bị coi là đã tuyệt chủng từ năm 1929 mới đây đã phát hiện tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, Thường Xuân, Thanh Hóa.

Loài mang mới được phát hiện trên đó chính là loài mang được các nhà khoa học trên thế giới coi là đã tuyệt chủng từ năm 1929. Và hiện nay, mẫu vật vật về loài mang này vẫn đang được lưu giữ tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ.

Ông Hải cho biết thông tin về loài mang này, chúng thuộc họ hươu nai (Cervidae) từng sinh sống tại tỉnh Hủa Phăn (Lào). Năm 1929, các nhà khoa học cho rằng loài mang này đã bị tuyệt chủng, đến nay không còn trên thế giới.

Tuy nhiên, từ phát hiện trên, các nhà khoa học đi đến kết luận, loài mang Muntiacus rooseveltorum đã xuất hiện trở lại. Việc này đem đến ý nghĩa vô cùng giá cho công tác bảo tồn nguồn gien động vật quý hiếm không chỉ tại Khu bảo tồn Xuân Liên cũng như việc nghiên cứu của các nhà khoa học trên toàn thế giới.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Tân ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN