Thành cổ hơn 200 tuổi giữa lòng TP Đồng Hới

Thành Đồng Hới là công trình kiến trúc thành cổ duy nhất còn lại ở tỉnh Quảng Bình.

Thành Đồng Hới là công trình kiến trúc thành cổ duy nhất còn lại ở tỉnh Quảng Bình. Di tích đã tồn tại hơn 200 năm, là chứng tích lịch sử quan trọng của mảnh đất Đồng Hới - Quảng Bình. Bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch đã xếp thành Đồng Hới là một trong 32 công trình trong danh mục dự án văn hoá trọng điểm.

Sau đây là hình ảnh và quá trình hình thành Thành Đồng Hới:

Thành Đồng Hới còn có tên là Định Bắc Trường Thành, nằm ở phường Hải Đình và Đồng Phú, TP Đồng Hới. Ảnh: BT

Thành Đồng Hới còn có tên là Định Bắc Trường Thành, nằm ở phường Hải Đình và Đồng Phú, TP Đồng Hới. Ảnh: BT

Công trình được khởi công xây dựng vào năm Gia Long thứ 10 (1812) trên mảnh đất năm xưa chúa Nguyễn Phúc Nguyên cho dựng luỹ Trấn Ninh (hay còn gọi là luỹ Đào Duy Từ (1631) và đồn Động Hải (1774) trong cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn. Ảnh: BT

Công trình được khởi công xây dựng vào năm Gia Long thứ 10 (1812) trên mảnh đất năm xưa chúa Nguyễn Phúc Nguyên cho dựng luỹ Trấn Ninh (hay còn gọi là luỹ Đào Duy Từ (1631) và đồn Động Hải (1774) trong cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn. Ảnh: BT

Lúc đầu thành được xây bằng đất, đến đời vua Minh Mạng, ông đã nhờ một viên sĩ quan Pháp thiết kế lại và xây bằng gạch vào năm 1824 mang dáng dấp thành lũy quân sự, hình mũi khế, 4 múi to, 4 múi nhỏ theo hướng tây nam - đông bắc và tây bắc - đông nam. Ảnh: BT

Lúc đầu thành được xây bằng đất, đến đời vua Minh Mạng, ông đã nhờ một viên sĩ quan Pháp thiết kế lại và xây bằng gạch vào năm 1824 mang dáng dấp thành lũy quân sự, hình mũi khế, 4 múi to, 4 múi nhỏ theo hướng tây nam - đông bắc và tây bắc - đông nam. Ảnh: BT

Chu vi thành dài 465 trượng (khoảng 1.860m) cao khoảng 4m, mặt thành rộng 1,35m, móng dày 2m, mặt chính của thành quay về hướng tây. Thành có 3 cổng lớn bắc - nam - đông, trên cổng có vọng canh 8 mái. Cổng thành xây cuốn kiểu tam quan thông ra ngoài bằng chiếc cầu gạch cũng xây kiểu vòm cuốn bắc qua hào. Ảnh: BT

Chu vi thành dài 465 trượng (khoảng 1.860m) cao khoảng 4m, mặt thành rộng 1,35m, móng dày 2m, mặt chính của thành quay về hướng tây. Thành có 3 cổng lớn bắc - nam - đông, trên cổng có vọng canh 8 mái. Cổng thành xây cuốn kiểu tam quan thông ra ngoài bằng chiếc cầu gạch cũng xây kiểu vòm cuốn bắc qua hào. Ảnh: BT

Ngoài thành, cách chân thành khoảng 5-6m là hào rộng 7 trượng (28m), mặt ngoài thành đắp đất phụ thêm 3 trượng, thành được xây bằng gạch, vữa bằng mật mía trộn cát, không tô trát, gạch có độ nung cao. Ảnh: BT

Ngoài thành, cách chân thành khoảng 5-6m là hào rộng 7 trượng (28m), mặt ngoài thành đắp đất phụ thêm 3 trượng, thành được xây bằng gạch, vữa bằng mật mía trộn cát, không tô trát, gạch có độ nung cao. Ảnh: BT

Trong chiến tranh, nhiều người con ưu tú của Đồng Hới đã chiến đấu và anh dũng hy sinh để bảo vệ quê hương, bảo vệ thành cổ. Ảnh: BT

Trong chiến tranh, nhiều người con ưu tú của Đồng Hới đã chiến đấu và anh dũng hy sinh để bảo vệ quê hương, bảo vệ thành cổ. Ảnh: BT

Ngày nay, thành Đồng Hới chỉ còn khoảng 1.087m với 15 đoạn dích dắc hình răng khế, đoạn thành phía nam còn lại 2/3 tương đối nguyên vẹn, đoạn thành phía đông còn 3 cổng, 2 cầu nam, bắc thành đã bị sập hoàn toàn, nhìn rõ nhất từ trên bản đồ là một hào nước xung quanh thành theo kiến trúc xưa. Ảnh: BT

Ngày nay, thành Đồng Hới chỉ còn khoảng 1.087m với 15 đoạn dích dắc hình răng khế, đoạn thành phía nam còn lại 2/3 tương đối nguyên vẹn, đoạn thành phía đông còn 3 cổng, 2 cầu nam, bắc thành đã bị sập hoàn toàn, nhìn rõ nhất từ trên bản đồ là một hào nước xung quanh thành theo kiến trúc xưa. Ảnh: BT

Với tầm quan trọng là một di tích tồn tại hơn 200 năm, là chứng tích lịch sử quan trọng của mảnh đất Đồng Hới-Quảng Bình. Bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch đã xếp thành Đồng Hới là một trong 32 công trình trong danh mục dự án văn hoá trọng điểm. Ảnh: BT

Với tầm quan trọng là một di tích tồn tại hơn 200 năm, là chứng tích lịch sử quan trọng của mảnh đất Đồng Hới-Quảng Bình. Bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch đã xếp thành Đồng Hới là một trong 32 công trình trong danh mục dự án văn hoá trọng điểm. Ảnh: BT

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bảo Thiên ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN