Thang máy gần 100 tuổi trong dinh thự 99 cửa của đại gia Sài Gòn xưa

Sự kiện: 24h vạn dặm

Thang máy trong dinh thự bốn tầng của một trong “Tứ đại phú hộ” nức tiếng đất Sài Gòn xưa hiện vẫn còn hoạt động sau gần 100 năm được lắp đặt.

Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM (đường Phó Đức Chính, quận 1, TP.HCM) từng là tư dinh của một trong “Tứ đại phú hộ” nức tiếng đất Sài Gòn xưa - nhà tư sản Hứa Bổn Hoà (thường gọi quen là chú Hoả). Toà nhà được con cháu chú Hoả bắt đầu xây dựng từ năm 1929 với quy mô đồ sộ, có 99 cửa lớn nhỏ.

Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM (đường Phó Đức Chính, quận 1, TP.HCM) từng là tư dinh của một trong “Tứ đại phú hộ” nức tiếng đất Sài Gòn xưa - nhà tư sản Hứa Bổn Hoà (thường gọi quen là chú Hoả). Toà nhà được con cháu chú Hoả bắt đầu xây dựng từ năm 1929 với quy mô đồ sộ, có 99 cửa lớn nhỏ.

Dinh thự 4 tầng (gồm 1 tầng trệt và 3 tầng trên) này là công trình đầu tiên ở Sài Gòn có thang máy. Một hạng mục cực kỳ xa xỉ ở Việt Nam thời bấy giờ.

Dinh thự 4 tầng (gồm 1 tầng trệt và 3 tầng trên) này là công trình đầu tiên ở Sài Gòn có thang máy. Một hạng mục cực kỳ xa xỉ ở Việt Nam thời bấy giờ.

Thang máy được lắp đặt cùng thời điểm xây dựng căn nhà. Trong toàn bộ kiến trúc công trình này, thang máy nằm ngay trung tâm của phần trước dinh thự.

Thang máy được lắp đặt cùng thời điểm xây dựng căn nhà. Trong toàn bộ kiến trúc công trình này, thang máy nằm ngay trung tâm của phần trước dinh thự.

Phần cabin thang máy bằng chất liệu gỗ với những ô cửa kính xung quanh, được thiết kế đường nét khá đơn giản, mang kiểu dáng đương thời của thời kỳ được lắp đặt.

Phần cabin thang máy bằng chất liệu gỗ với những ô cửa kính xung quanh, được thiết kế đường nét khá đơn giản, mang kiểu dáng đương thời của thời kỳ được lắp đặt.

Bên trong cabin thang lắp bóng đèn chiếu sáng, nút bấm lên xuống các tầng. Thang có thể đủ chỗ cho khoảng 5 người di chuyển.

Bên trong cabin thang lắp bóng đèn chiếu sáng, nút bấm lên xuống các tầng. Thang có thể đủ chỗ cho khoảng 5 người di chuyển.

Thang máy cổ được lắp đặt cho việc di chuyển từ tầng 1 lên tầng 2 và 3 của toà nhà. Với việc sử dụng ròng rọc, đây là loại thang hiện đại nhất của thời kỳ đầu thế kỷ 20.

Thang máy cổ được lắp đặt cho việc di chuyển từ tầng 1 lên tầng 2 và 3 của toà nhà. Với việc sử dụng ròng rọc, đây là loại thang hiện đại nhất của thời kỳ đầu thế kỷ 20.

Ngày nay, cùng với toà nhà, chiếc thang máy này vẫn giữ được nét riêng biệt của nó. Khách tham quan di chuyển bằng cầu thang bộ có thể tận thấy toàn bộ hình dáng, cách thức hoạt động, vẻ đẹp của chiếc thang máy cổ và hiếm còn sót lại ở TP.HCM.

Ngày nay, cùng với toà nhà, chiếc thang máy này vẫn giữ được nét riêng biệt của nó. Khách tham quan di chuyển bằng cầu thang bộ có thể tận thấy toàn bộ hình dáng, cách thức hoạt động, vẻ đẹp của chiếc thang máy cổ và hiếm còn sót lại ở TP.HCM.

Tại mỗi tầng, những tấm cửa sắt chắn phía trước được thiết kế tinh tế, hoa văn đẹp mắt dùng để ra vào thang máy được nối với lan can cầu thang.

Tại mỗi tầng, những tấm cửa sắt chắn phía trước được thiết kế tinh tế, hoa văn đẹp mắt dùng để ra vào thang máy được nối với lan can cầu thang.

Cửa sắt vào cabin thang có nút bấm và các chốt, gờ an toàn khi di chuyển lên xuống các tầng.

Cửa sắt vào cabin thang có nút bấm và các chốt, gờ an toàn khi di chuyển lên xuống các tầng.

Mặc dù sau gần 100 năm, chiếc thang máy này vẫn hoạt động tốt. Hiện nay bảo tàng chỉ dùng thang máy cổ để phục vị du khách tàn tật và vận chuyển đồ đạc có trọng lượng lớn, cồng kềnh.

Mặc dù sau gần 100 năm, chiếc thang máy này vẫn hoạt động tốt. Hiện nay bảo tàng chỉ dùng thang máy cổ để phục vị du khách tàn tật và vận chuyển đồ đạc có trọng lượng lớn, cồng kềnh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Lam ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN