Cận tháng cô hồn, người người đổ về Bắc Ninh mua “nhà lầu, xe hơi, đồ trang sức”
Những ngày đầu tháng 7 Âm lịch, “thủ phủ” vàng mã Song Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh) luôn trong tình trạng ùn tắc, ô tô nối đuôi nhau chờ xếp hàng lấy vàng mã phục vụ cúng lễ của người dân.
Phố Hồ xã Song Hồ (huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) dài khoảng 1km trong những ngày này luôn trong tình trạng ùn tắc từ sáng đến tối. Xe ô tô từ các tỉnh miền Bắc nối đuôi nhau đổ về đây lấy vàng mã, phục vụ nhu cầu tâm linh cho người dân “tháng cô hồn”.
Cảnh ùn tắc không chỉ diễn ra ở trung tâm xã Song Hồ mà trong các con ngõ nhỏ, ô tô cũng đậu kín chờ lấy hàng
Gần 10 năm nay, xã Song Hồ được biết đến là “thủ phủ” buôn bán vàng mã lớn nhất nước. Hàng vàng mã bán quanh năm nhưng tiêu thụ mạnh nhất vào những ngày cuối tháng 6 đầu tháng 7 Âm lịch
Chị Yến, một tiểu thương buôn bán vàng mã tại xã Song Hồ cho biết, lượng hàng hóa phục vụ cho người âm vào tháng 7 Âm lịch luôn cao nhất trong năm, tiêu thụ mạnh nhất là quần, áo, vàng mã và các vật dụng trong nhà như xe máy, nhà lầu, ô tô, tủ lạnh, ti vi và các món đồ trang sức.
Đồ vàng mã như ngựa, hình nhân, quan và bà chúa cũng tiêu thụ rất mạnh. Đây là hàng hóa có kích thước lớn phục vụ đền, chùa trong tháng 7 Âm lịch, chị Yến cho biết thêm.
Được biết, đa số người dân xã Song Hồ trước kia là những thợ thủ công vẽ trang Đông Hồ, họ đã bỏ nghề sang gia công đồ… gia dụng hàng mã.
Sản phẩm phục vụ tâm tinh được tiêu thụ rất mạnh, tạo nhiều việc làm cho nhiều người dân. Từ các em nhỏ đến người già đều có thể tham gia sản xuất.
Để chuyên nghiệp hóa, đa dạng hàng mã, mỗi gia đình sản xuất một sản phẩm, có gia đình chỉ gia công phần lõi. Mẫu mã luôn thay đổi, phù hợp với thời đại khiến nơi đây được các tiểu thương khắp nước đổ về lấy hàng.
Anh Mạnh (chuyên sản xuất quần áo cho người âm) cho biết, dù có công văn cấm đốt vàng mã ở đình chùa nhưng lượng tiêu thụ vàng mã không giảm mà còn có xu hướng tăng trong những dịp đầu năm, rằm tháng Bẩy.
Theo nghi nhận của phóng viên, khắp từ phố Hồ đến các ngõ khách tấp nập xe máy chở hàng vàng mã đến các địa điểm tập kết, đưa lên ô tô chở về các tỉnh tiêu thụ.
Những món đồ ở đây có giá giao động từ hơn 1.000 đồng đến tiền triệu.
Nhờ sản xuất vàng mã, cuộc sống của người dân nơi đây đã thay đổi, những ngôi nhà khang trang, biệt thự mọc lên san sát.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị hướng dẫn đồng bào phật tử và bà con loại bỏ mê tín dị đoan, tục đốt vàng...