Thai nhi có thể dị dạng nếu mẹ mắc sởi

Sự kiện: Dịch sởi

“Phụ nữ mang thai mắc sởi trong 3 tháng đầu có thể gây dị dạng thai nhi hoặc sảy thai”.

Theo thống kê của Bộ Y tế, từ năm 2014 đến nay ghi nhận 993 ca mắc sởi tại 24 tỉnh/thành phố, 5 trường hợp tử vong, trong đó có 3 trẻ ở Hà Nội.

Theo các chuyên gia, thời điểm này, tuy bệnh sởi mới bùng phát ở trẻ nhưng người lớn cũng cần lưu ý để tránh dịch bệnh bùng phát nguy hiểm, đặc biệt là phụ nữ mang thai.

Theo BS Nguyễn Trung Cấp, Phó Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, trong thời gian mang thai, mắc sởi có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Cụ thể: Nếu 3 tháng đầu mắc sởi nguy cơ dị dạng thai nhi hoặc sảy thai rất cao. Trong 3 tháng giữa nguy cơ dị dạng thai ít hơn, nhưng vẫn có thể gây thai lưu, sảy thai. 3 tháng cuối hầu như không gây dị dạng thai nhưng có thể gây đẻ non, chết lưu..

Thai nhi có thể dị dạng nếu mẹ mắc sởi - 1

BS Nguyễn Trung Cấp, Phó Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương

Trên thực tế hiện nay, phụ nữ trước khi mang bầu đều tiêm phòng nên nguy cơ phụ nữ mang bầu mắc sởi rất hiếm. Trường hợp không tiêm phòng có thể đã bị sởi từ bé nên sẽ ít khi mắc lại.

Theo BS Cấp, biểu hiện bệnh, sởi rất dễ nhầm sởi và rubella.

Bệnh sởi hay để lại nhiều biến chứng khi bệnh toàn phát hoặc lui bệnh như: viêm phổi, viêm phế quản... có thể gây tử vong, tiêu chảy có thể gây mất nước dẫn đến tử vong; suy dinh dưỡng; viêm loét giác mạc; lao và các bệnh nhiễm trùng khác.

Ngược lại, rubella thường phát triển mạnh vào dịp đông xuân. Bệnh xuất hiện từ nhiều năm nay ở Việt Nam, tuy nhiên lâu nay ít được chú ý vì có các triệu chứng và thời điểm bùng phát giống với sởi, và thường được thống kê chung vào bệnh này.

Thai nhi có thể dị dạng nếu mẹ mắc sởi - 2

Phụ nữ mang thai mắc sởi có thể hỏng thai

Các nốt ban trên da dạng chấm đỏ rải rác, mọc không có quy luật và có thể thấy đau khớp. Khi bệnh lui thường hết sốt, ban bay nhanh không theo quy luật, không để lại các dấu vết trên da, hạch trở về bình thường muộn hơn, thường sau 1 tuần.

Hầu hết các ca nhiễm rubella hiện nay xảy ra ở người lớn chưa có miễn dịch hơn là ở trẻ em. Trên thực tế, các chuyên gia ước tính hiện có 10% số người lớn trẻ tuổi mẫn cảm với rubella, gây nguy hiểm cho đứa con mà họ có thể có vào một ngày nào đó.

Bệnh sởi do siêu vi rút gây ra, lây lan qua đường hô hấp. Bệnh sởi có biểu hiện bên ngoài  là sốt, viêm long ở kết mạc mắt, ở niêm mạc hô hấp và tiêu hóa, sau đó phát ban đặc hiệu ở ngoài da, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như viêm phổi, viêm não, nhiễm khuẩn huyết và tử vong.

Thai bị ảnh hưởng hay không tùy thuộc vào từng thời điểm nhiễm sởi. Khi có kết quả cho thấy bị nhiễm sởi trong thai kỳ, thai phụ nên bình tĩnh để nghe tham vấn từ các nhà chuyên môn có hiểu biết và kinh nghiệm đầy đủ rồi mới quyết định

Các chuyên gia khuyến cáo người dân cần chủ động phòng tránh. Khi có biểu hiện sốt phát ban nên đến ngay các trung tâm y tế hoặc bệnh viện khi có các dấu hiệu ban đầu nghi nhiễm bệnh sởi để được khám và chữa trị kịp thời nhằm giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm do sởi gây ra. Đối với phụ nữ mang thai, cần tiêm phòng đầy đủ trước khi có thai.

Để phòng tránh lây sởi, khi gia đình có người mắc sởi cần:

- Theo dõi nhiệt độ hàng ngày. Nhỏ mắt, nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối 9‰ để tránh nhiễm khuẩn,

- Tắm rửa sạch bằng nước ấm để tránh nhiễm trùng và lở loét.

- Dinh dưỡng đầy đủ, thức ăn dễ tiêu và giàu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin A.

- Chỉ dùng thuốc kháng sinh khi có chỉ định của thầy thuốc.

-   Dùng khăn hoặc tay che miệng khi ho, hắt hơi;

-  Rửa tay trước khi ăn và trước khi chế biến thức ăn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Dịch sởi Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN