Tết, ông đồ “bày mực tàu giấy đỏ" giữa Sài thành

Gần đến tết cổ truyền dân tộc, hình ảnh ông đồ “bày mực tàu giấy đỏ, trên phố đông người qua” càng khiến không khí tết ở Sài Gòn thêm ấm áp. Khách ghé thăm những nơi này dường như cũng đằm thắm, suy tư hơn khi thưởng lãm những hình ảnh đã quá vãng.

Còn một tuần nữa là đến Tết Giáp Ngọ 2014, trên đường phố Sài Gòn đâu đâu cũng nghe rộn ràng tiếng nhạc xuân. Màu sắc rực rỡ của các loài hoa, sản vật ngày tết tràn ngập phố phường.

Những ngày qua, “phố ông đồ” khai trương tại trước nhà văn hóa Thanh Niên (đường Phạm Ngọc Thạch) và trước Cung Văn hóa - Lao động TPHCM (đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1) trở thành nơi thu hút rất đông người dân, du khách nhất là giới trẻ đến tham quan, thưởng lãm và xin chữ.

Những ông đồ trẻ xen kẽ bên ông đồ già ngồi nhẫn nại cho chữ bên nghiên bút với những chữ mẹ, chữ cha, chữ tâm, chữ hiếu…

Tết, ông đồ “bày mực tàu giấy đỏ" giữa Sài thành - 1

Ông đồ cho chữ

Ông đồ cao niên nhất là cụ Đức Minh (bút hiệu Mai Trợ, 85 tuổi, quê Quảng Nam) cho biết, Tết Nguyên đán năm nào cụ cũng ngồi trước nhà văn hóa Thanh Niên để luận về câu chữ nho. Theo cụ Trợ, nét chữ là nét người, chữ nho thường xem trọng đạo lý, trong đó quan trong nhất là tam cương ngũ thường, đề cao mối quan hệ của mỗi con người và năm đức tính cần có thông qua việc học chữ, đó là : Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Học chữ thời xưa được xem như học đạo lý làm người, qua đó hướng nghiệp con người đi theo một con đường tốt đẹp nhất.

Chị Lê Thị Giang, quận 10, cho biết: “Tục xin chữ đầu năm đã có từ rất xa xưa. Đây là một truyền thống rất hay và cần được giữ gìn. Chính vì điều này mà những ngày cuối năm tôi thường dẫn con ra đây xin chữ là những câu đối về treo ngày Tết. Đây cũng là cách tôi dạy con về đạo lý làm người”.

Tại “phố ông đồ”, không khí những ngày này rất nhộn nhịp cảnh các ông đồ ngồi cho chữ, cảnh xin chữ, người trẻ thì tạo dáng chụp hình bên nhánh “hoa mai rực rỡ, bên những câu đối… Sài Gòn ngày cuối năm tất bật chuẩn bị đón Tết, “phố ông đồ” cũng tất bật không kém nhằm tô điểm thêm cho cho thành phố như một nét văn hóa đẹp ngày xuân. 

Tết, ông đồ “bày mực tàu giấy đỏ" giữa Sài thành - 2

Các ông đồ lại “bày mực tàu giấy đỏ” như một nét văn hóa đẹp ngày xuân

Tết, ông đồ “bày mực tàu giấy đỏ" giữa Sài thành - 3

Bà đồ cũng cho chữ.

Tết, ông đồ “bày mực tàu giấy đỏ" giữa Sài thành - 4

Cứ đến Tết Nguyên đán, cụ Mai Trợ lại ngồi trước nhà văn hóa Thanh niên TP cho chữ. Theo cụ, nét chữ là nét người. Học chữ thời xưa được xem là đạo lý làm người hướng con người đi theo con đường tốt đẹp nhất.

Tết, ông đồ “bày mực tàu giấy đỏ" giữa Sài thành - 5

Thiếu nữ duyên dáng trong trang phục áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt Nam viết thư pháp

Tết, ông đồ “bày mực tàu giấy đỏ" giữa Sài thành - 6

Tết, ông đồ “bày mực tàu giấy đỏ" giữa Sài thành - 7

Tết, ông đồ “bày mực tàu giấy đỏ" giữa Sài thành - 8

Nhiều bạn trẻ đến “phố ông đồ” để lưu lại những hình ảnh đẹp

Tết, ông đồ “bày mực tàu giấy đỏ" giữa Sài thành - 9

Phố ông đồ như một nét văn hóa đẹp ngày xuân của Sài Gòn

Tết, ông đồ “bày mực tàu giấy đỏ" giữa Sài thành - 10

Tết, ông đồ “bày mực tàu giấy đỏ" giữa Sài thành - 11

Đường phố Sài Gòn “thay áo mới” đón xuân

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Dương Thanh ([Tên nguồn])
Tết Nguyên đán 2016 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN