Tết Nguyên đán 2023 muốn đốt pháo hoa, người dân đến đâu để mua?

Sự kiện: Vui xuân Quý Mão

Việc đốt pháo hoa vào dịp Tết Nguyên đán khiến không khí Tết trở nên rộn ràng, vui tươi hơn.

Người dân đến các cửa hàng, đại lý của Bộ Quốc phòng để mua pháo hoa

Người dân đến các cửa hàng, đại lý của Bộ Quốc phòng để mua pháo hoa

Nghị định 137/2020 về quản lý, sử dụng pháo của Chính phủ từ khi có hiệu lực (11/1/2021) là tín hiệu vui mừng đối với người dân. Nghị định này quy định nhiều trường hợp được bắn pháo hoa gồm: cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (trên 18 tuổi, không mắc bệnh tâm thần…).

Bên cạnh đó, người dân được sử dụng pháo hoa trong nhiều trường hợp như: lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật…

Tuy nhiên, Nghị định cũng đã siết chặt hơn trong việc mua, bán, sử dụng pháo hoa. Theo đó, người dân chỉ được phép mua pháo hoa từ những tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa thuộc Bộ Quốc phòng. Còn đối với pháo hoa nổ, người dân bị cấm tuyệt đối, không được sản xuất, tàng trữ, buôn bán, sử dụng.

Hiện nay, đơn vị duy nhất được sản xuất, mua, bán pháo hoa và các vật liệu nổ là Công ty TNHH MTV Hóa chất 21 (Tổng Cục công nghiệp Quốc phòng) hay còn gọi là Nhà máy Z121.

Để người dân nắm bắt được thông tin và địa điểm mua bán pháo hoa, Nhà máy Z121 đã đăng tải thông tin lên website: https://21chemical.vn/danh-sach-cac-cua-hang-ban-phao-hoa-1-702-45/.

Theo thông tin cập nhật, Nhà máy Z121 đã chính thức mở chi nhánh tại 53 tỉnh, thành trên cả nước với khoảng 200 cửa hàng bán pháo hoa. Người dân có thể truy cập website và liên hệ các cửa hàng để biết thêm thông tin.

Đối với việc kinh doanh pháo hoa, khoản 2 Điều 14 Nghị định 137 quy định:

Chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường;

Kho, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh pháo hoa phải phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển, phòng cháy và chữa cháy;

Người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn; Chỉ được kinh doanh pháo hoa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.

Nghị định 137/2020 định nghĩa, pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, đặc biệt không gây ra tiếng nổ. Ví dụ như loại pháo bông, pháo phụt… cắm trên các bánh sinh nhật.

Pháo hoa nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian. Đơn cử như những màn bắn pháo hoa đêm Giao thừa do quân đội bắn.

Nguồn: [Link nguồn]

Phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ, coi chừng nhầm lẫn bị phạt nặng

Nhiều người vẫn chưa phân biệt rõ pháo hoa và pháo hoa nổ, rất dễ vi phạm pháp luật dẫn tới bị xử phạt vào dịp Tết Nguyên đán.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà Giang ([Tên nguồn])
Vui xuân Quý Mão Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN