Tết không đào, không quất của cặp vợ chồng “chú – cháu”

Sự kiện: Tết Nguyên đán

"Chạy ăn từng bữa cho những đứa trẻ đã vất vả, lấy tiền đâu mua quất, mua hoa, nhà có gì ăn đấy, ngày Tết cũng như ngày thường", người chồng 79 tuổi tâm sự.

Tết không đào, không quất của cặp vợ chồng “chú – cháu” - 1

Những ngày giáp Tết Nguyên đán, tổ ấm đơn sơ của cặp vợ chồng chênh lệnh 43 tuổi cùng 3 con nhỏ ở Hà Nam vô cùng khó khăn. Họ phải chạy ăn từng bữa cho những đứa trẻ. Tết đến với gia đình họ cũng như ngày thường và có phần lo toan hơn.

Tết không đào, không quất của cặp vợ chồng “chú – cháu” - 2

Ông Nguyễn Thanh Học (79 tuổi, ở thôn Ngô Khêm, xã Bình Nghĩa, huyện Bình Lục, Hà Nam) cùng người vợ kém 43 tuổi bận rộn chăm sóc những đứa trẻ trong những ngày cận Tết Nguyên đán. Đám cưới của họ từng gây xôn xao dư luận một thời. Năm 2010, cô dâu lúc đó mới 29 tuổi còn chú rể thì đã 72 tuổi. Đến nay, chuyện tình “chú - cháu” này vẫn khiến dân làng bàn ra tán vào.

Tết không đào, không quất của cặp vợ chồng “chú – cháu” - 3

Sau gần 10 năm về chung một mái nhà, đôi uyên ương “chú – cháu” đã có với nhau 3 mặt con. Năm 2013, chị Bích mang thai và sinh được cặp sinh đôi (một trai, một gái), tới năm 2016, chị Bích lỡ mang bầu lần 2.

Tết không đào, không quất của cặp vợ chồng “chú – cháu” - 4

 Ở cái tuổi thất thập, mắt mờ chân yếu, lại hay ốm đau, việc chăm sóc hàng ngày cho những đứa con nhỏ cũng khó khăn với ông Học. “Cuộc sống ngày thường đã chật vật rồi. Tết cũng như ngày thường thôi, có Tết con gái lớn đòi mua quất, mua hoa. tôi bảo họ bán hết rồi, nó bảo họ bán đầy đường, hết đâu mà hết. Nghe con nói mà nhói lòng”, ông Học tâm sự.

Tết không đào, không quất của cặp vợ chồng “chú – cháu” - 5

Suốt ngày lo chăm con, chăm chồng ốm đau bệnh tệt khiến chị Bích đôi lúc cảm thấy mệt mỏi: “Mới lấy nhau, sinh con thấy hạnh phúc nhưng những đứa trẻ lớn lên, cuộc sống đầy mối lo toan”.

Tết không đào, không quất của cặp vợ chồng “chú – cháu” - 6

 Sớm mất bố, chị ở cùng với người mẹ tàn tật, tháng hưởng mức trợ cấp 300 ngàn đồng, bản thân chị cũng bị dị tật ở chân, từ nhỏ sống trong cảnh nghèo khổ. Cuộc sống của chị giờ vẫn khó khăn như ngày trước, thế nhưng nỗi lo về tương lai của 3 người con sẽ như thế nào càng khiến chị thêm buồn.

Tết không đào, không quất của cặp vợ chồng “chú – cháu” - 7

Hiện tại, ông Học không thể đi lượm ve chai như trước, ông ở nhà làm những việc lặt vặt trong nhà. Cả gia đình 5 miệng ăn sống nhờ số tiền trợ cấp 1,6 triệu đồng/tháng của ông.

Tết không đào, không quất của cặp vợ chồng “chú – cháu” - 8

Ông Học kể, thời trai trẻ ông từng tham gia chiến trường Quảng Bình, Quảng Trị, sau đó lang bạt khắp các tỉnh phía Nam. Những năm 1990 ông quay trở về quê nhà và sống trong căn nhà lá lụp xụp cha mẹ để lại.

Tết không đào, không quất của cặp vợ chồng “chú – cháu” - 9

Chị Bích cho biết, thời gian qua hàng xóm thương tình giúp đỡ gia đình. Lễ, Tết chính quyền địa phương hỗ trợ một ít gạo, cân thịt nên ngày Tết các con đỡ tủi thân. Các con thì mặc quần áo cũ được mọi người cho chứ vợ chồng ông cũng không có điều kiện để sắm sửa.

Tết không đào, không quất của cặp vợ chồng “chú – cháu” - 10

Nỗi lo lắng lớn nhất của chị Bích là khi chồng qua đời chị có lo cho con khôn lớn thành người được không.

Tết không đào, không quất của cặp vợ chồng “chú – cháu” - 11

Ông Học tâm sự:  “Giờ gần hết đời rồi tôi sống sao cũng được chỉ sợ một ngày khi mình không còn nữa không biết vợ con sẽ ra sao”.

Tết không đào, không quất của cặp vợ chồng “chú – cháu” - 12

Vợ chồng ông Học mong muốn có một tương lai tươi sáng hơn, để những cái Tết no đủ hơn nhưng chồng già yếu, vợ bận chăm con nhỏ không đi làm được khiến cuộc sống càng trở nên khó khăn. Lại một cái Tết không đào, không quất của cặp vợ chồng “chú – cháu”.

Vì sao một xã ở Hà Nội chặt hạ cây sưa trăm tỉ trước Tết?

Cộng đồng dân cư xã Hoà Chính, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) chặt hạ hai cây sưa trị giá hàng trăm tỉ đồng để cất bảo...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Phú ([Tên nguồn])
Tết Nguyên đán Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN