Tết buồn ở xóm chạy thận
Về quê ăn Tết là một điều quá xa xỉ của những người ở xóm chạy thận quanh Bệnh viện Bạch Mai.
Xóm chạy thận hình thành từ khá lâu, nơi đây là cuộc sống của những người chung cảnh ngộ, họ dựa vào nhau mà sống. Gần Tết, mọi người ai cũng hối hả mua sắm, về quê đón Tết nhưng đối với họ, Tết được về quê là một điều xa xỉ. Không khí đón Tết của xóm tuy không ồn ào nhưng vẫn có những cánh đào, bánh chưng ở trong nhà.
Đang lủi thủi ở góc nhà cắm lại cành đào rừng mang từ quê lên, chị Phùng Thị Hằng (Ba Vì, Hà Nội, 33 tuổi) chia sẻ: "Mình đã chạy thận được 5 năm, ốm yếu không làm gì được, tiền chạy thận, tiền ăn, tiền trọ…đều nhờ vào người chồng(hờ) cùng cảnh ngộ chạy xe ôm và trợ giúp của gia đình".
Nhìn tấm ảnh của chị thủa đôi mươi với nét mặt xinh xắn, tóc dài đen mượn nhưng giờ chị không còn giữ được mái tóc đó nữa vì căn bệnh thận đã làm tóc chị rụng gần hết.
Chị Ngô Diệp Yến (Bắc Ninh) cùng người chồng (hờ) Ngô Văn San (Bắc Giang) hai người đã chạy thận ở đây được 4 năm, họ về sống với nhau đã được 3 tháng nay, vì hoàn cảnh xa nhà, đồng cảm với nhau nên họ tình nguyện sống chung dưới một mái chăm sóc nhau như những cặp vợ chồng thật khác
Ở phòng bên cạnh cũng có hai người phụ nữ đã ngoài 60 tuổi, bà Phạm Thị Minh (Nam Trực, Nam Định) đã chạy thận 18 năm, có 3 cô con gái và người chồng đã mất và bà Nguyễn Thị Ráng(Đông Hưng, thái Bình) chạy thận 11 năm nay và không xây dựng gia đình, ngày Tết hai bà chỉ lủi thủi trong nhà, ăn uống “cũng chỉ cầm hơi” vì không được lọc máu
Ngày thường, bệnh nhân được chạy 3 lần mỗi tuần. Còn dịp Tết này, bệnh viện nghỉ, nên phải đợi đến mùng 2 mới được chạy. "Chúng tôi không dám ăn uống nhiều. Ăn vào còn khổ hơn là bị đói. Thế nên ai cũng chỉ mong Tết sớm qua đi để được chạy thận", hai bà tâm sự
Cái chết đến với họ bất cứ lúc nào, nếu một người vào viện mà không thấy trở về nhà cả xóm biết người đó đã sang thế giới bên kia chính vì vậy hạ luôn sắn sàng, đối diện với cái chết và tâm luôn lạc quan với cuộc sống, mọi người trong xóm chạy thận vẫn hay nói động vên "người bệnh nhưng tâm không bệnh"
Xóm chạy thận vẫn luôn được sự quan tâm giúp đỡ của những nhà hảo tâm trong cả nước. Tuy những món quà không lớn nhưng làm vơi đi những giọt nước mắt của những con người bất hạnh nơi đây.
Hình ảnh xóm chạy thận trong những ngày cận kề Tết âm lịch
Một người phụ nữ vừa đi chạy thận về
Những dãy nhà trọ của xóm chạy thận
Chị Hằng đã sống, chạy thận ở đây được 5 năm. Trước Tết chị tranh thủ về quê mang cành đào rừng lên cắm ở nhà trọ cho có không khi Tết
Căn bệnh đã làm mái tóc của chị rụng đi gần hết, chị sống với một người đàn ông cùng cảnh ngộ. Chị đau không làm được còn người bạn chạy xe ôm, 5 triệu là số tiền mà anh chị phải có trong một tháng để chạy thận, thuê nhà, ăn uống...trong khi đó chị ốm đau không làm được, tất cả nhờ vào nghề xe ôm của người chồng (hờ)
Đôi bạn San và Yến cùng xóm cũng đang chuẩn bị bữa cơm chiều 28 Tết
Họ cùng hoàn cảnh, dựa vào nhau mà sống
Một mình bên mâm cơm chiều cận Tết, ông Nguyễn Văn Tấn (trưởng xóm), quê Thanh Hóa đã chạy thận được 17 năm
Nhà bên cạnh hai người phụ nữa đã có tuổi sống cô đơn, bà Minh và bà Ráng đang bóc bánh chưng - đây là món quà của những người hảo tâm giúp đỡ xóm trong những ngày Tết
Cái chết đến với họ bất cứ lúc nào nên hàng ngày họ đến đọc kinh, niêm phật ở gian thờ Phật trên tầng 3 nhà bà Dương Thị Nhà người cũng chạy thận nhiều năm nay (ảnh trái). Vì bệnh tật nên cả nhà chuyển từ Hải Phòng, mua căn nhà nhỏ ở Hà Nội cho tiện chạy thận. Bên phải là anh Tuấn (Ba Vì, Hà Nội) đã chạy thận 18 năm nay, nhà có 3 bố con, bố và em trai đã mất vì bệnh thận
Những dị tật trên tay bà Nhàn sau bao nhiêu năm chạy thận(từ năm1995 đên nay)
Chị Nguyễn Thị Huế (Bình Lục, Hà Nam, đã học ĐH Ngoại Ngữ) đã mua áo cưới nhưng khi biết mình bị bệnh người bạn đã chia tay. 14 năm qua chị sống một mình, hàng ngày chống trọi với căn bệnh của mình. Chị chia sẻ"Từ ngày biết đến Phật, mình không buồn nữa, hàng ngày mình niệm phật cho tâm không bệnh"
Chiều cuối năm, cả xóm lại tạp hợp lại để nhận những món quà Tết của các nhà hảo tâm trong cả nước
Những khuôn mặt mệt nhọc, ốm yếu
Được nhận quà Tết ai cũng mừng ra mặt