Tết ấm áp ở viện dưỡng lão

Sự kiện: Vui xuân Quý Mão

Cứ đến Tết, các cụ ông, cụ bà đều phấn khởi khi được cùng trang trí nơi ở, khu sinh hoạt chung bằng những đèn lồng, câu đối… rồi nấu bánh chưng.

Không minh mẫn vẫn nhớ cách gói bánh chưng

Cận Tết Nguyên đán 2022, phóng viên (PV) có dịp ghé thăm Trung tâm chăm sóc Người cao tuổi Bách niên Thiên Đức (hay còn gọi là Viện dưỡng lão Thiên Đức) ở quận Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội. Nằm giữa thành phố Hà Nội phồn hoa, lại gần cầu Thăng Long nhưng khi đi vào trung tâm, mọi khói bụi, tiếng ồn ã của phố xá như dừng lại sau cánh cửa bởi sự yên tĩnh lạ kỳ.

Trung tâm chăm sóc Người cao tuổi Bách niên Thiên Đức tổ chức nhiều hoạt động ngày cận Tết cho các cụ ông, cụ bà đang ở trong viện, trong đó gói bánh chưng là hoạt động thường niên.

Trung tâm chăm sóc Người cao tuổi Bách niên Thiên Đức tổ chức nhiều hoạt động ngày cận Tết cho các cụ ông, cụ bà đang ở trong viện, trong đó gói bánh chưng là hoạt động thường niên.

Tuy nhiên, Tết Nhâm Dần 2022 đã đến gần nên “viện dưỡng lão” được trang hoàng đèn lồng, câu đối… với nhiều đủ màu sắc của mùa xuân. Những người tạo nên khung cảnh đầy màu sắc để đón Tết đó là những cụ ông, cụ bà đang sinh sống tại đây.

“Cứ đến Tết, các cụ ông, cụ bà đều phấn khởi khi được cùng trang trí nơi ở, khu sinh hoạt chung bằng những đèn lồng, câu đối… Thậm chí, cả những cụ không được minh mẫn nhưng vẫn nhớ rõ cách gói bánh chưng và muốn được trông nồi bánh chưng, chờ trời sáng cùng cán bộ, công nhân viên.

Mọi buồn phiền cuộc sống với các cụ dường như tan biến trong những ngày Tết đến, xuân về”, đại diện Viện dưỡng lão Thiên Đức chia sẻ.

Tết ấm áp ở viện dưỡng lão - 2

Viện dưỡng lão Thiên Đức hiện có hàng chục thành viên ở nhiều lứa tuổi khác nhau, nhưng điểm chung của họ đều là người già trên dưới 70 tuổi. Các cụ sinh hoạt theo phòng, từ 2-8 người/phòng, những cụ muốn ở riêng cũng có phòng đơn.

Hàng ngày các cụ tham gia các sinh hoạt chung để các có thể giao lưu, trò chuyện, chơi các trò chơi để nâng cao sức khẻo như tung hứng bóng bay, luyện tay và mắt thông qua việc phân chia gạo, đỗ xanh, đỗ đen được trộn chung một khay…

“Ngày trước, tôi chỉ sống một mình nên mọi sinh hoạt đều tự tay làm hết, từ nấu nướng, giặt giũ cho đến việc quét dọn nhà cửa.

Từ khi vào viện dưỡng lão, có các cán bộ, nhân viên chăm sóc nên tôi chẳng phải làm gì cả. Trung tâm cũng hay tổ chức các hoạt động cho những người già chúng tôi vận động, phong phú thêm trong quỹ thời gian sống.

Cứ cận kề ngày Tết, chúng tôi được tham gia trang trí nơi ở, khu sinh hoạt chung cùng các cán bộ, nhân viên. Những ngày sát Tết, chúng tôi còn tham gia gói, nấu bánh chưng.

Đôi khi buồn chán, các nhân viên cũng sẵn lòng nghe chúng tôi tâm sự, trải lòng”, bà Phạm Thị Nở (78 tuổi, ở Nam Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội) sinh sống ở Viện dưỡng lão Thiên Đức vui vẻ nói.

Đại diện trung tâm chia sẻ, mỗi khi tiếp nhận người cao tuổi mới, trung tâm sẽ tư vấn cho gia đình tất cả các gói chăm sóc hiện có và căn cứ vào tình trạng cụ thể của người cao tuổi. Chi phí theo đó cũng sẽ tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của các cụ.

“Có nhiều cụ vì con cháu quá bận rộn nên đã tự nguyện đăng ký ở tại trung tâm, cũng có những cụ đã cao tuổi, không còn minh mẫn, cần người chăm sóc 24/7 nhưng gia đình không có điều kiện chăm sóc nên đã tìm đến chúng tôi. ”, đại diện trung tâm cho hay.

Về phần dinh dưỡng hằng ngày của các thành viên, đại diện trung tâm chia sẻ mỗi người cao tuổi khi vào ở trong trung tâm sẽ ăn theo chế độ dinh dưỡng của người già theo cữ 1 ngày 3 bữa chính (sáng – trưa – tối) và 1 bữa phụ vào giờ giữa chiều, sau giấc ngủ trưa. Trung tâm cũng có bác sĩ, y tá luôn túc trực để chăm sóc, thăm khám đều đặn cho người cao tuổi để đảm bảo các chỉ số sức khỏe của các cụ ổn định.

Tri kỷ tuổi xế chiều

Trò chuyện thêm với PV về cuộc sống ở Viện dưỡng lão Thiên Đức, bà Nở cho biết, bà bắt đầu vào viện từ năm 2018 và hiện tại cảm thấy cuộc sống rất tốt. Ngoài việc được chăm sóc chu đáo, nhiệt tình từ nhân viên của viện, bà Nở tìm được nhiều người bạn để tâm sự, chia sẻ chuyện đời, chuyện gia đình, đặc biệt là bạn tâm giao cùng phong - bà Trương Mộng Liên (77 tuổi, ở Trương Định, Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Căn phòng rộng gần 30m2 trong viện dưỡng lão của bà Nở và bà Liên.

Căn phòng rộng gần 30m2 trong viện dưỡng lão của bà Nở và bà Liên.

Hai bà sinh hoạt trong căn phòng rộng khoảng 30m2, dù mới chuyển vào trung tâm được hơn 3 tháng nhưng bà Liên và bà Nở đã vô cùng thân thiết, coi nhau như tri kỷ tuổi xế chiều. Khi trò chuyện với hai bà, bà Liên cũng nhẹ nhàng, tình cảm. Nghe tiếng gọi bà Liên gọi “chị Nở ơi”, người viết cảm nhận được sự tình thân giữa 2 người chẳng hề kém chị em ruột thịt.

“Tôi tự nguyện đăng ký vào viện dưỡng lão vì gia đình không có điều kiện chăm sóc tôi thường xuyên. Từ khi vào đây, tôi rất yên tâm và cảm thấy chọn viện dưỡng lão làm chốn về những năm tháng cuối đời là quyết định đúng đắn. Vì dịch COVID-19, Tết này, tôi và chị Nở đều ăn Tết ở viện, không trở về nhà, dù vậy tôi đã coi đây là ngôi nhà của mình”, bà Liên cười chia sẻ.

Nguồn: [Link nguồn]

Lạ lùng ngôi làng cứ ăn Tết là phải có thịt chuột

Trên bàn thờ 3 ngày Tết nhất định phải có thịt chuột mới thể hiện hết tấm lòng của con cháu đối với tổ tiên.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đức Sơn ([Tên nguồn])
Vui xuân Quý Mão Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN