Tàu thuỷ chạy dầu hỏa và những đồ chơi Tết Trung thu gợi nhớ tuổi thơ
Những món đồ chơi Trung Thu truyền thống này đã gắn liền với ký ức tuổi thơ của rất nhiều người dân Việt Nam.
Clip: Những đồ chơi Tết Trung thu gợi nhớ tuổi thơ
Đèn ông sao là món đồ chơi Trung thu quen thuộc với tất cả các thế hệ người Việt mỗi dịp Tết Thiếu nhi. Dù một số đồ chơi Trung thu truyền thống dần mai một, nhưng đèn ông sao vẫn hiện hữu và trở thành mặt hàng đắt khách, món quà ý nghĩa dành cho trẻ thơ trong dịp Trung thu.
Đèn ông sao có hình ngôi sao 5 cánh, bên trong có gắn một cái đinh để cắm nến và thắp sáng. Đèn ông sao lấp lánh ánh sáng trông cực kỳ bắt mắt và chắc hẳn tuổi thơ ai cũng từng cầm chiếc đèn này đi phá cỗ, rước đèn cùng chúng bạn.
Cùng với đèn ông sao, đèn kéo quân cũng là một trong những món đồ chơi truyền thống mỗi dịp Tết Trung thu ở Việt Nam. Tuy nhiên, đèn kéo quân có phần “xa xỉ” hơn một chút vì nó “hoành tráng” và đắt tiền hơn đèn ông sao nhiều.
Đèn kéo quân là loại đèn khá độc đáo được làm bằng giấy bọc quanh một chiếc khung bằng tre. Xung quanh trục đèn có những vòng trụ dán giấy hình người, thú, cảnh vật… gọi là các tầng đèn. Thông thường, đèn kéo quân sẽ có từ 4-5 tầng đèn. Khi chơi sẽ thắp 1 cây nến bên trong và điều kỳ diệu là các hình người, thú vật sẽ bắt đầu xoay chuyển.
Phổ biến rộng rãi không kém là những chiếc đèn cù (hay còn gọi là đèn ông sư). Chiếc đèn này được làm với những mẩu giấy bóng kính đủ màu sắc, tạo hình như một cái mũ hòa thượng (vì vậy mới có tên là “đèn ông sư”). Khi cầm cái cán dài đẩy đi đẩy lại, đèn sẽ quay như cái cù (nên mới gọi là “đèn cù”).
Đầu sư tử là một trong những đồ chơi trung thu truyền thống của Việt Nam được trẻ em yêu thích, mang ý nghĩa thịnh vượng, may mắn và điềm tốt lành.
Những chiếc đầu lân này được làm bằng song và tre, bên ngoài được bồi bằng giấy và vẽ màu sắc lên. Ngày nay, đầu lân sư còn được gắn cả đèn nhấp nháy để sinh động và bắt mắt hơn.
Mặt nạ giấy bồi có thể coi là một tác phẩm nghệ thuật hàm chứa cái đẹp sâu sắc trong mỹ học dân tộc. Các loại mặt nạ thường được làm bằng bìa hoặc bằng giấy bồi, khắc họa các nhân vật yêu thích như Ông Địa, Thằng Bờm…
Trống ếch giống như chiếc trống da trâu, trống sư tử nhưng nhỏ hơn cũng là một trong những món đồ chơi trung thu truyền thống yêu thích của trẻ em Việt Nam ngày xưa.
Khi đánh, trống phát ra tiếng kêu "cắc, tùng" đặc trưng trong dịp Trung thu, tạo thêm sự rộn ràng, phấn chấn, tưng bừng và làm nên hương vị của ngày Tết Thiếu nhi.
Tò he một trong số ít những món đồ chơi trung thu dân gian còn tồn tại đến nay. Từ những nguyên liệu thân thuộc với ruộng đồng như bột gạo nếp, phẩm màu tự nhiên, que tre, với sự sáng tạo, kỹ thuật điệu nghệ, người thợ nặn ra những con tò he đủ mọi hình dáng, thể hiện được các cung bậc cảm xúc trên khuôn mặt.
Trước những năm đầu thập niên 1990, tàu thủy bằng sắt là món đồ chơi của nhiều thế hệ trẻ em mỗi dịp Trung thu.
Nguyên liệu làm nên những chiếc tàu thủy là vỏ sữa bò, hộp thiếc đã qua sử dụng được rửa sạch, cán phẳng rồi cắt, ghép.
Những chiếc tàu thủy này là thành quả của quá trình tìm tòi, sáng tạo của nhiều thế hệ đi trước. Động cơ của tàu thủy nằm trong thân, gồm ba phần: Nồi hơi, bình dầu hỏa và ống dẫn nước.
Ngày xưa, mỗi dịp Tết Trung thu, ông bà, cha mẹ thường mua ông tiến sĩ giấy để bày cùng mâm ngũ quả với mong cầu con cái trong gia đình học hành giỏi giang, sau này có công danh, đỗ đạt.
Mặc dù nhịp sống thay đổi từng ngày nhưng Tết Trung thu vẫn luôn là một mùa lễ hội khắc sâu trong tâm trí của người...
Nguồn: [Link nguồn]