Tận thấy những cành đào dán tem đầu tiên xuất hiện tại Hà Nội
Khoảng 50 cành đào từ Sơn La được dán tem "Đào Vân Hồ" xác nhận là đào trồng không phải đào rừng, đã xuất hiện ở Hà Nội để phục vụ người dân chơi Tết Nguyên Đán 2021.
Tại ngã 3 đường Lạc Long Quân giao-Nguyễn Hoàng Tôn, lô đào với số lượng khoảng 50 cành được anh Nguyễn Văn Hùng (Vân Hồ, Sơn La) vượt 200km mang xuống Hà Nội.
Đây cũng là lô đào đầu tiên được dán tem "Đào Vân Hồ" để xác nhận là đào trồng không phải đào rừng có mặt tại Thủ đô.
Mẫu tem do UBND huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La in và cấp phát cho bà con, nguồn kinh phí để in tem này sử dụng nguồn xã hội hóa, trị giá mỗi tem khoảng 1.000 đồng.
Anh Hùng cho biết, tại nơi ở, trưởng bản đã phát cho chủ hộ lượng tem tương ứng để dán vào các cành đào.
Ngoài ra, anh còn được cấp một tờ giấy xác nhận của chính quyền sở tại với nội dung đào được mua tại xã Lóng Luông để thuận lợi cho việc di chuyển, lưu thông..
Được biết, cành nhỏ ở đây được bán với giá 1 triệu đồng, cành to, gốc lớn được bán với giá từ 7 -10 triệu đồng.
Đào rừng được rất nhiều người ưa chuộng vì hoa đào rừng khác lạ, cây đào rừng chơi được lâu hơn so với các loại khác.
Lớp vỏ càng xù xì, tuổi thọ của cây càng cao.
Gốc lớn nhất ở đây có tuổi đời hơn 10 năm.
Trên thân, cành xuất hiện những lớp địa y, rêu xanh.
Hoa đào Vân Hồ khoe sắc tại Thủ đô.
Trung bình mỗi cành cao khoảng từ 2-3m.
Ngày 22/1, trao đổi với PV Tiền Phong, ông Trần Quang Bảo, Phó Tổng cục trưởng Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho biết, việc xác nhận nguồn gốc, xuất xứ (bao gồm cả việc dán tem) đối với cây đào là tùy thực tế từng địa phương. Với địa phương không có cây đào trong rừng tự nhiên, không nhất thiết phải dán tem. Liên quan đến thông tin nhiều địa phương, đặc biệt là Vân Hồ (Sơn La) đào của người dân tiêu thụ rất chậm so với mọi năm do thương lái sợ rủi ro, thậm chí có hiện tượng ép giá người dân, ông Bảo cho biết, chỉ đạo Thủ tướng và hướng dẫn của Bộ cũng rất rõ là chỉ cấm đào rừng, còn đào do người dân trồng trong vườn, nương… của mình hoàn toàn có thể mua, bán theo quy định. “Ngoài các quy định pháp luật hiện hành được áp dụng, hiện không có thêm những quy định nào khác riêng cho cây đào và các loài cây trồng làm cảnh khác, đề nghị chính quyền địa phương các cấp quan tâm chỉ đạo để không phát sinh các thủ tục hành chính gây ách tắc trong lưu thông, tiêu thụ đào cho người dân”, ông Bảo khẳng định. Theo ông Bảo, qua nắm tình hình thực tế ở một số địa phương cho thấy, số lượng cây đào mọc trong rừng tự nhiên không còn nhiều. Tuy nhiên, việc quản lý cây đào trong rừng tự nhiên cũng tương tự như những cây rừng tự nhiên khác. Các địa phương phải tăng cường các biện pháp quản lý tại gốc nhằm ngăn chặn triệt để các hành vi chặt phá, khai thác cây rừng tự nhiên, gồm cả cây đào. Khi không có đào khai thác từ rừng tự nhiên trà trộn vào thị trường, không phải phân biệt về nguồn gốc. Ông Bảo cũng cho rằng, việc xác nhận nguồn gốc, xuất xứ, trong đó có việc dán tem đối với cây đào là theo tình hình thực tế từng địa phương và nhu cầu, nguyện vọng của người dân. Đối với địa phương không có cây đào trong rừng tự nhiên thì không nhất thiết phải dán tem xác nhận nguồn gốc. Về việc một số nơi, cơ quan chức năng giữ đào để kiểm tra nguồn gốc, ông Bảo cho biết, sau khi Thủ tướng chỉ đạo về cấm chặt đào rừng, Bộ NN&PTNT đã có văn bản 356, ngày 18/1 hướng dẫn các địa phương. “Nếu xảy ra hiện tượng cơ quan chức năng địa phương giữ đào của người dân buôn đào về xuôi bán, đề nghị chính quyền địa phương chỉ đạo các cơ quan chức năng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc lưu thông cây đào. Việc kiểm tra trong quá trình lưu thông chỉ nên được thực hiện khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về lâm nghiệp”, ông Bảo nói. Nam Khánh |
Nguồn: [Link nguồn]
Hiện nay, Sơn La đã rà soát xong 7 huyện có đề nghị dán tem truy xuất nguồn gốc với 5.000 gốc đào và đã được cập nhật...