Tận thấy những bốt điện thoại cuối cùng ở Hà Nội
Từng là ngôi sao trong lĩnh vực thông tin truyền thông, thế nhưng với sự phát triển mạnh mẽ của điện thoại di động khiến điện thoại thẻ mất thị trường, không còn được khách hàng sử dụng và dần dần rơi vào quên lãng.
Năm 1997, điện thoại thẻ (cardphone) bắt đầu được đưa vào sử dụng tại nhiều thành phố trên cả nước. Tại các khu vực trung tâm thành phố, khu du lịch, bệnh viện, trường học… đều có sự hiện diện của bốt điện thoại thẻ.
Điện thoại thẻ thời đó nhanh chóng thu hút người dùng, nhất là giới học sinh, sinh viên, khách nước ngoài... bởi ưu thế vượt trội so với điện thoại bàn.
Giai đoạn phát triển mạnh mẽ của điện thoại thẻ từ 2002 - 2006 đã có tới 12.074 bốt điện thoại được lắp đặt trên toàn quốc.
Thế nhưng với sự phát triển mạnh mẽ của điện thoại di động, điện thoại thẻ đã mất dần vị thế và bị rơi vào quên lãng.
Năm 2013, VNPT quyết định "khai tử” dịch vụ điện thoại thẻ trên toàn quốc sau hơn 15 năm đưa vào hoạt đông.
Tính đến hết tháng 12/2012, VNPT đã tháo dỡ 9.949 trạm. Số trạm trên mạng hỏng không hoạt động đang chờ tháo dỡ, thu hồi là 1.096 trạm và số trạm còn đang hoạt động là 1.029 trạm.
Ngày nay không dễ để nhìn thấy những bốt điện thoại thẻ trên đường phố Hà Nội, thế nhưng vẫn còn “sót” lại 5 bốt điện thoại thẻ nằm trong khuôn viên làng sinh viên Hacinco như hoài niệm về 1 thời xưa cũ.
Bảng hướng dẫn sử dụng điện thoại dùng thẻ Việt Nam gắn trong cabin còn ghi rõ bốt điện thoại này được sản xuất năm 2002.
Sau hơn 15 năm tồn tại, đến nay những bốt điện thoại này đã xuống cấp, hư hỏng nhiều.
Những bốt điện thoại này đều không còn hoạt động, bó dây cáp bị cắt đứt lộ ra trên mặt đất.
Thời gian, ngoại cảnh tác động khiến những tấm vách ngăn, phím bấm, dây điện, ống nghe... bị hoen gỉ.
Hiện nay những bốt điện thoại này chỉ còn có tác dụng dán tờ rơi, quảng cáo cho các khoá học trong làng sinh viên.
Trên những nóc nhà cao tầng, khu chung cư, khu tập thể... đâu đâu cũng thấy những quả “bom nước“ chênh vênh, lơ lửng...