Tận thấy nhịp cầu quay nguyên khối trên cây cầu đầu tiên Bắc qua sông Sài Gòn

Sự kiện: Nhịp sống 24h

Cầu sắt Bình Lợi cũ bắc qua sông Sài Gòn vừa được đề xuất phương án bảo tồn hiện còn hai nhịp cầu, trong đó một nhịp cầu quay vẫn còn nguyên khối, kết cấu sau 120 năm tuổi.

Cầu sắt Bình Lợi – cây cầu đầu tiên vượt sông Sài Gòn, nối quận Bình Thạnh và Thủ Đức (TP.HCM) được xây dựng từ những năm đầu 1900 và đưa vào sử dụng từ năm 1902. Cầu tuổi đời cả thế kỷ, xuống cấp và có tĩnh không thấp chỉ 1,8m, gây cản trở giao thông thuỷ.

Cầu sắt Bình Lợi – cây cầu đầu tiên vượt sông Sài Gòn, nối quận Bình Thạnh và Thủ Đức (TP.HCM) được xây dựng từ những năm đầu 1900 và đưa vào sử dụng từ năm 1902. Cầu tuổi đời cả thế kỷ, xuống cấp và có tĩnh không thấp chỉ 1,8m, gây cản trở giao thông thuỷ.

Ngày 14/9/2019, đoàn tàu lửa Bắc - Nam đầu tiên chạy qua cầu Bình Lợi mới, cầu sắt Bình Lợi cũ chấm dứt sứ mệnh sau 117 năm hoạt động đưa những đoàn tàu qua sông.

Ngày 14/9/2019, đoàn tàu lửa Bắc - Nam đầu tiên chạy qua cầu Bình Lợi mới, cầu sắt Bình Lợi cũ chấm dứt sứ mệnh sau 117 năm hoạt động đưa những đoàn tàu qua sông.

Tháng 5/2020 cầu cũ được tháo dỡ và giữ lại hai nhịp cầu sắt cũ và tháp canh bên phía bờ TP Thủ Đức để bảo tồn nguyên trạng. Vừa qua, Sở Văn hoá và Thể thao TP.HCM vừa đề xuất về phương án bảo tồn công trình cầu đường sắt Bình Lợi gửi Sở GTVT TP.HCM. Theo đó, sở này kiến nghị lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích, đồng thời tu bổ và phát huy giá trị công trình này.

Tháng 5/2020 cầu cũ được tháo dỡ và giữ lại hai nhịp cầu sắt cũ và tháp canh bên phía bờ TP Thủ Đức để bảo tồn nguyên trạng. Vừa qua, Sở Văn hoá và Thể thao TP.HCM vừa đề xuất về phương án bảo tồn công trình cầu đường sắt Bình Lợi gửi Sở GTVT TP.HCM. Theo đó, sở này kiến nghị lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích, đồng thời tu bổ và phát huy giá trị công trình này.

Trong hai nhịp cầu được bảo tồn, một nhịp vòm thấp dài 22m nằm trên phần đất bờ sông, nhịp còn lại là nhịp cầu quay dài 40m duy nhất còn sót lại dành cho tàu thuyền lớn qua lại trước đây.

Trong hai nhịp cầu được bảo tồn, một nhịp vòm thấp dài 22m nằm trên phần đất bờ sông, nhịp còn lại là nhịp cầu quay dài 40m duy nhất còn sót lại dành cho tàu thuyền lớn qua lại trước đây.

Đây là nhịp cầu quay do hãng thầu Pháp Levalllois Perret thi công (tên của Công ty Eiffel do Gustav Eiffel, kỹ sư xây tháp Eiffel sáng lập), có giá trị lịch sử đặc biệt, hiếm có với kết cấu trụ được bao bọc đá nguyên khối.

Đây là nhịp cầu quay do hãng thầu Pháp Levalllois Perret thi công (tên của Công ty Eiffel do Gustav Eiffel, kỹ sư xây tháp Eiffel sáng lập), có giá trị lịch sử đặc biệt, hiếm có với kết cấu trụ được bao bọc đá nguyên khối.

Trải qua hơn 1 thế kỷ, hệ thống quay vuông góc 90 độ của nhịp cầu hầu như còn nguyên khối các bộ phận. Hệ thống răng cưa, bi lăn, trục xoay của nhịp cầu dù đã gỉ sét nhưng vẫn còn nguyên hình dạng, kết cấu từ khi xây dựng.

Trải qua hơn 1 thế kỷ, hệ thống quay vuông góc 90 độ của nhịp cầu hầu như còn nguyên khối các bộ phận. Hệ thống răng cưa, bi lăn, trục xoay của nhịp cầu dù đã gỉ sét nhưng vẫn còn nguyên hình dạng, kết cấu từ khi xây dựng.

Hình 7, 8:

Tận thấy nhịp cầu quay nguyên khối trên cây cầu đầu tiên Bắc qua sông Sài Gòn - 7

Hệ thống bánh răng cưa hai đầu nhịp cầu, trụ đỡ, các khớp chốt tháo mở vẫn còn nguyên theo thời gian.

Hệ thống bánh răng cưa hai đầu nhịp cầu, trụ đỡ, các khớp chốt tháo mở vẫn còn nguyên theo thời gian.

Gối đỡ có con lăn tại nhịp cầu nằm trên mặt đất kết cấu khối sắt thép vẫn nguyên hình hài theo thời gian.

Gối đỡ có con lăn tại nhịp cầu nằm trên mặt đất kết cấu khối sắt thép vẫn nguyên hình hài theo thời gian.

Những thanh dầm, mái vòm của hai nhịp cầu này dày đặc đinh tán chưa hề bị hư hại.

Những thanh dầm, mái vòm của hai nhịp cầu này dày đặc đinh tán chưa hề bị hư hại.

Phần hư hại của kết cấu thép nhịp hơn 1 thế kỷ chỉ bị bong trốc lớp sơn, gỉ sét một số chỗ.

Phần hư hại của kết cấu thép nhịp hơn 1 thế kỷ chỉ bị bong trốc lớp sơn, gỉ sét một số chỗ.

Sau gần 3 năm dừng hoạt động, phần hư hỏng lớn nhất của hai nhịp cầu là nhiều tà vẹt gỗ bị mục nát, rơi rụng nhưng những thay ray vẫn còn nguyên vẹn.

Sau gần 3 năm dừng hoạt động, phần hư hỏng lớn nhất của hai nhịp cầu là nhiều tà vẹt gỗ bị mục nát, rơi rụng nhưng những thay ray vẫn còn nguyên vẹn.

Nhịp cầu nằm trên phần đất hiện là lối đi lại, nơi người dân tận dụng để thả gà.

Nhịp cầu nằm trên phần đất hiện là lối đi lại, nơi người dân tận dụng để thả gà.

Lối vào hai nhịp cầu được rào chắn, bên cạnh những đống dầm thép của những nhịp cầu cũ bị tháo nằm trơ trọi giữa mưa nắng.

Lối vào hai nhịp cầu được rào chắn, bên cạnh những đống dầm thép của những nhịp cầu cũ bị tháo nằm trơ trọi giữa mưa nắng.

Tháp canh cao gần chục mét nằm bên phải đường ray chân cầu theo hướng từ TP Thủ Đức sang quận Bình Thạnh cũng được giữ lại bảo tồn. Hình dáng, kết cấu của lô cốt vẫn còn nguyên, phần mái bị hư hỏng.

Tháp canh cao gần chục mét nằm bên phải đường ray chân cầu theo hướng từ TP Thủ Đức sang quận Bình Thạnh cũng được giữ lại bảo tồn. Hình dáng, kết cấu của lô cốt vẫn còn nguyên, phần mái bị hư hỏng.

Xung quanh tháp thiết kế các cửa sổ khung sắt, lỗ châu mai cùng mặt tường còn dòng chữ nổi “Binh Loi Octobre 1948”.

Xung quanh tháp thiết kế các cửa sổ khung sắt, lỗ châu mai cùng mặt tường còn dòng chữ nổi “Binh Loi Octobre 1948”.

Hai nhịp cầu Bình Lợi cũ 120 năm tuổi nằm phía bờ sông địa phận TP Thủ Đức, bên cạnh là cầu sắt mới và cầu Bình Lợi trên tuyến đường Phạm Văn Đồng. Theo Sở Văn hoá và Thể thao, cầu đường sắt Bình Lợi có giá trị lịch sử, văn hoá gắn với quá trình hình thành, phát triển của lịch sử Sài Gòn - TP.HCM và của ngành đường sắt Việt Nam và có đủ tiêu chí để xếp hạng di tích theo quy định.

Hai nhịp cầu Bình Lợi cũ 120 năm tuổi nằm phía bờ sông địa phận TP Thủ Đức, bên cạnh là cầu sắt mới và cầu Bình Lợi trên tuyến đường Phạm Văn Đồng. Theo Sở Văn hoá và Thể thao, cầu đường sắt Bình Lợi có giá trị lịch sử, văn hoá gắn với quá trình hình thành, phát triển của lịch sử Sài Gòn - TP.HCM và của ngành đường sắt Việt Nam và có đủ tiêu chí để xếp hạng di tích theo quy định.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Quân ([Tên nguồn])
Nhịp sống 24h Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN