Tận thấy khung cảnh đón Tết xưa của người dân phố cổ Hà Nội
Những chàng trai, cô gái trong trang phục đậm chất Hà Nội của những năm đầu của thế kỷ 20 được BQL phố cổ Hà Nội tái hiện trước thềm năm mới Canh Tý sắp đến gần.
Với chủ đề “Tết Phố”, chương trình gồm nhiều hoạt động diễn ra tại các di tích, nhằm tái hiện lại nhiều nét văn hóa truyền thống của người dân phố cổ Hà Nội.
Tại đình Kim Ngân, khách tham quan được chứng kiến việc sắp mâm lễ của đại diện một số dòng họ ở Hà Nội, để dâng cúng Thành hoàng; các hoạt động diễn xướng dân gian: Hát, múa cửa đình, hát xoan, múa trống bồng, hát văn…
Ở Ngôi nhà Di sản 87 phố Mã Mây, khách tham quan sẽ thấy hình ảnh người Hà Nội xưa đón Tết thông qua sự sắp đặt trong không gian ngôi nhà và hoạt động gói bánh chưng.
"Tết Phố” tái hiện những nét đẹp văn hóa truyền thống mà trong xã hội hiện đại ngày nay các thế hệ trẻ ít có cơ hội được trải nghiệm.
Những trang phục truyền thống xưa được Ban tổ chức tỉ mỉ chọn lựa để tái hiện khung cảnh tết xưa trong lòng người Việt.
Đoàn rước đi qua những con phố trong vùng lõi của phố cổ Hà Nội như Hàng Bạc, Tô Tịch, Mã Mây... rồi về Đình Kim Ngân tại địa chỉ số 42, 44 phố Hàng Bạc.
Mâm ngũ quả, bánh chưng, mâm xôi thủ lợn... đậm chất Việt.
Chương trình nhằm mục đích bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của người Việt Nam.
Đoàn rước lễ trong trang phục truyền thống gồm các nam thanh, nữ tú cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân tham dự.
Sự kiện thu hút sự quan tâm và thích thú của du khách.
Đoàn rước lễ đến điểm cuối là Đình Kim Ngân, ngôi đình được xây dựng từ thời Hậu Lê, thờ ông tổ bách nghệ (tổ trăm nghề) Hiên Viên.
Bên trong Đình Kim Ngân.
Nghi lễ dâng hương, cáo yết Thành hoàng tại đình Kim Ngân.
Niềm vui, niềm hân hoan, phấn khởi của người dân khi Tết đến Xuân về trong tiết trời se lạnh.
Nguồn: [Link nguồn]
Cây nêu có một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với mỗi gia đình trong dịp Tết nhưng không phải ai cũng biết cách dựng.