Tận thấy cảnh săn mồi của mãng xà ở miền Tây

Sự kiện: Thời sự

Dù trong môi trường nuôi nhốt nhưng chỉ một cú phóng rắn hổ mang chúa đã hạ gục con mồi.

Tận thấy cảnh săn mồi của mãng xà ở miền Tây - 1

Nằm cách trung tâm thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang khoảng 9km, Trại rắn Đồng Tâm được mệnh danh là “vương quốc” rắn của Việt Nam, với hơn 400 loài trong đó có những loại rắn cực độc và nằm trong sách đỏ. Nổi tiếng nhất và được xem là “con cưng” của trại là loài hổ mang chúa.

Tận thấy cảnh săn mồi của mãng xà ở miền Tây - 2

Trung tá Vũ Ngọc Lương – bác sĩ chuyên khoa 1 – Phó giám đốc trại Đồng Tâm cho biết, hiện trại đang nuôi khoảng 200 con rắn hổ mang chúa bố mẹ và nhiều con non từ 3 tháng tuổi đến một năm.

Tận thấy cảnh săn mồi của mãng xà ở miền Tây - 3

 Thức ăn hổ mang chúa chủ yếu là rắn mối, cóc và các loài rắn khác.

Tận thấy cảnh săn mồi của mãng xà ở miền Tây - 4

Ngay khi phát hiện con cóc, hổ mang nhanh như chớp phóng tới hạ gục con mồi.

Tận thấy cảnh săn mồi của mãng xà ở miền Tây - 5

 Hổ mang chúa được coi là vua của các loài rắn vì khả năng săn mồi cự phách. Riêng nọc độc của chúng có thể giết chết con người chỉ trong một thời gian ngắn. Mỗi tuần, các hổ mang chúa được cho ăn 2 lần, số lượng thức ăn bằng 20% trọng lượng cơ thể của chúng.

Tận thấy cảnh săn mồi của mãng xà ở miền Tây - 6

 Một con hổ mang chúa trưởng thành có thể tạo ra lượng nọc độc khoảng 400mg, trong đó 1mg nọc độc có thể giết đến 160 người trưởng thành. Một cú cắn của hổ mang chúa có thể giết chết cả động vật lớn như trâu bò và cả voi.

Tận thấy cảnh săn mồi của mãng xà ở miền Tây - 7

Tận thấy cảnh săn mồi của mãng xà ở miền Tây - 8

Hổ mang chúa còn được gọi là rắn hổ mây bởi tốc độ di chuyển rất nhanh, là loài rắn độc có trọng lượng, kích cỡ lớn nhất thế giới. Rắn hổ mang chúa có thể dựng đứng cơ thể cao 2m.

Tận thấy cảnh săn mồi của mãng xà ở miền Tây - 9

Tận thấy cảnh săn mồi của mãng xà ở miền Tây - 10

 Theo trung tá Lương dù được chăm sóc trong môi trường nuôi nhốt nhưng bản tính thú dữ nên hổ mang chúa vẫn còn, khi thấy có người đến gần rắn sẽ dựng ngược cơ thể phùng mang. Vì vậy việc chăm sóc, cho rắn độc ăn phải hết sức cẩn thận.

Tận thấy cảnh săn mồi của mãng xà ở miền Tây - 11

Tận thấy cảnh săn mồi của mãng xà ở miền Tây - 12

 Một ổ hổ mang chúa được trong trại rắn.

Tận thấy cảnh săn mồi của mãng xà ở miền Tây - 13

Tận thấy cảnh săn mồi của mãng xà ở miền Tây - 14

Tại trại rắn Đồng Tâm, rắn mai gầm cũng đang được nuôi dưỡng và chăm sóc.

Tận thấy cảnh săn mồi của mãng xà ở miền Tây - 15

Loại này cũng cực độc có tên gọi khác như rắn cạp nong.

Rắn hổ mang chúa dài 3,1m từng bị khâu miệng ở miền Tây giờ ra sao?

Con rắn hổ mang chúa bị khâu miệng năm 2015 hiện đang được chăm sóc ở “vương quốc rắn” lớn nhất ở Việt Nam.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo  Đông Thịnh ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN