Tạm đóng cửa một số sân bay trong vùng đổ bộ của siêu bão Noru

Sự kiện: Bão số 4 Noru

Cục Hàng không (Bộ GTVT) cho biết, đang theo dõi sát diễn biến, đường đi của bão Noru và trong hôm nay sẽ có quyết định tạm đóng cửa một số sân bay trong vùng bão đổ bộ để đảm bảo an toàn hàng không. Bộ GTVT cũng phát công điện yêu cầu các đơn vị liên quan, ngành giao thông các địa phương chuẩn bị sẵn sàng ứng phó bão Noru sắp đổ bộ vào đất liền.

Tin từ Cục Hàng không (Bộ GTVT) cho hay, cơ quan này đang phối hợp đơn vị liên quan theo thêm đường đi, thời gian đổ bộ của bão Noru vào đất liền để đưa ra quyết định liên quan tới hoạt động hàng không.

“Chắc chắn phải tạm dừng khai thác một số sân bay trong vùng bão đổ bộ”, lãnh đạo Cục Hàng không cho biết.

Dự kiến chiều nay (26/9), cơ quan này sẽ ra quyết định liên quan tới đảm bảo hoạt động bay trước ảnh hưởng của cơn bão được đánh giá mạnh nhất 20 năm trở lại đây.

Bộ GTVT cũng có công điện gửi các cơ quan chuyên môn của bộ thuộc lĩnh vực hàng hải, hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, Sở GTVT các tỉnh thành phía Bắc, và dọc bờ biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận về ứng phó bão Noru.

Dự kiến, do ảnh hưởng bão Noru, từ chiều 27 - 28/9, khu vực Trung Trung Bộ, Bắc Tây Nguyên có mưa to, đến rất to, dông kèm gió giật mạnh; từ 28-30/9 mưa có xu hướng mở rộng ra khu vực Bắc Trung Bộ. Rủi ro thiên tai cấp 4 gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định ở cấp 4 (rất lớn), các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Kon Tum cảnh báo rủi ro thiên tai cấp 3 (lớn).

Bộ GTVT yêu cầu Cục Hàng không chỉ đạo các đơn vị có liên quan tăng cường công tác an toàn bay, không cho phép máy bay, cất/hạ cánh khi có tình huống xấu của thời tiết trong khu vực bị ảnh hưởng của bão.

Dự kiến sẽ có 1 số sân bay khu vực miền Trung chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão Noru sẽ phải tạm đóng cửa để đảm bảo an toàn hoạt động hàng không.

Dự kiến sẽ có 1 số sân bay khu vực miền Trung chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão Noru sẽ phải tạm đóng cửa để đảm bảo an toàn hoạt động hàng không.

Cục Hàng hải được yêu cầu nắm chắc số lượng tàu thuyền đang neo đậu tại cảng, vùng nước và hướng dẫn tàu thuyền vào khu neo đậu an toàn; không cấp phép cho tàu rời cảng có hướng hành trình đi vào vùng ảnh hưởng nguy hiểm của bão; triển khai các phương án đảm bảo an toàn cho hệ thống cảng, bến, con người hoạt động trong phạm vi quản lý; sẵn sàng các phương án về lực lượng, phương tiện tham gia cứu nạn, cứu hộ khi có lệnh.

Tổng cục Đường bộ phải chỉ đạo các đơn vị liên quan quản lý tuyến đường bộ trong khu vực ảnh hưởng bão bố trí nhân lực, phương tiện để chống ngập lụt, khắc phục kịp thời hậu quả do mưa bão… đảm bảo giao thông trong thời gian nhanh nhất.

Cục Đường thuỷ nội địa, Cục Đường sắt, Sở GTVT cũng được yêu cầu sẵn sàng phương án về nhân lực, phương tiện để ứng phó bão và khắc phục nhanh nhất thiệt hại do bão gây ra đảm bảo giao thông thông suốt.

Siêu bão Noru: Bình Định rà soát toàn bộ nhà cấp 3, cấp 4 nguy cơ cao để di dời

Các địa phương ở tỉnh Bình Định phải chủ động phương án dự trữ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân trong tình hình bị chia cắt; kích hoạt hệ thống truyền...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Hữu Việt ([Tên nguồn])
Bão số 4 Noru Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN