Tài xế Vinasun bỏ mặc nạn nhân sau tai nạn có thể bị xử lý hình sự

Việc bỏ mặc nạn nhân sau tai nạn đã đủ căn cứ khởi tố tội "Không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng", dù nạn nhân có thiệt mạng hay không…

Vụ tai nạn giao thông trên giao lộ đường Tân Hương - Võ Công Tồn (quận Tân Phú, TP HCM) xảy ra ngày 25-6 khiến dư luận đặc biệt quan tâm.

Đoạn clip ghi lại diễn biến vụ tai nạn được chia sẻ rất nhanh trên mạng xã hội, gây bức xúc dư luận. Cụ thể, một taxi sau khi va chạm với xe máy làm 2 người đi xe máy văng xuống vỉa hè, tài xế taxi mở cửa xuống nhìn nạn nhân rồi… bỏ đi.

Nêu ý kiến pháp lý liên quan đến vụ việc trên, luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP HCM) cho rằng có 2 trường hợp xảy ra có thể xử lý hành vi của tài xế taxi. Trong trường hợp trước khi rẽ trái, tài xế đã bật đèn báo hiệu rẽ trái và thời gian bật tín hiệu đủ lâu để báo hiệu xe sắp rẽ hướng. Tức là, tài xế tuân đúng quy định về giao thông đường bộ. Như vậy, cơ quan chức năng có thể xem xét xử lý hành vi của tài xế theo tội "Không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng". Tội danh và hình phạt quy định tại Điều 132, Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Tài xế Vinasun bỏ mặc nạn nhân sau tai nạn có thể bị xử lý hình sự - 1

Sau va chạm, tài xế taxi xuống xe và thấy cô gái tử vong liền bỏ đi (ảnh cắt từ clip)

Ở trường hợp trên, nạn nhân rơi vào trạng thái bất động, không còn nhận thức. Đó là tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Dù nhìn thấy nhưng tài xế bỏ mặc hậu quả chết người có thể xảy ra. Ngoài ra, tài xế có phương tiện đưa nạn nhân đi cấp cứu. "Tuy nhiên, tài xế bỏ mặc nạn nhân vì sợ trách nhiệm. Đây là hành động thể hiện sự vô tâm, thiếu tình người, đủ căn cứ khởi tố tội "Không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng", dù nạn nhân có thiệt mạng hay không" – luật sư phân tích. 

Đối với trường hợp tài xế không tuân thủ quy định về giao thông đường bộ thì sẽ bị xử lý theo Điều 260, Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Theo đó, hành vi bỏ mặc nạn nhân trở thành tình tiết tăng nặng với mức hình phạt từ 3 -10 năm tù.

Điều 132, Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, quy định như sau:

1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;

b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.

3. Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."

Vụ đôi nam nữ bất động trên vỉa hè: Hãng taxi nói gì về tài xế đứng nhìn rồi bỏ đi?

Đại diện hãng taxi Vinasun đã lên tiếng sau vụ va chạm giao thông khiến 2 người đi xe máy bất động trên vỉa hè, tài xế...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo D.Lâm ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN