Tài xế uống rượu bia, phạt chủ xe có khả thi?

Quy định phạt chủ xe nếu không có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm tra tài xế uống rượu, bia trước và trong khi lái xe gây nhiều tranh cãi.

CSGT kiểm tra nồng độ cồn đối với các tài xế

CSGT kiểm tra nồng độ cồn đối với các tài xế

Từ ngày 15/11 tới, Nghị định 117/2020 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế có hiệu lực, chủ xe có thể bị xử phạt từ 5 - 10 triệu đồng nếu không có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm tra việc tài xế uống rượu, bia ở thời điểm trước và trong khi lái xe. Quy định này đang gây nhiều tranh cãi về tính khả thi.

Chủ xe than khó quản

Đón nhận thông tin trên, ông Khúc Hữu Thanh Hải, Giám đốc Công ty CP Vận tải, thương mại và dịch vụ Đất Cảng (có trụ sở tại Hải Phòng) cho biết, từ trước đến nay, doanh nghiệp vận tải vẫn phải thường xuyên kiểm tra để phát hiện lái xe uống rượu, bia hoặc vướng vào những tệ nạn như ma túy.

“Sau 9 tháng triển khai Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia đã có nhiều thay đổi trong nhận thức và thói quen của người dân, cho thấy Luật phần nào đi vào cuộc sống. Tuy nhiên, cũng do liên quan đến thói quen nên để thay đổi lập tức đối với mọi người là rất khó khăn. Nghị định 117 ra đời sẽ làm căn cứ để tăng cường xử phạt các hành vi vi phạm được quy định trong Luật, tăng tính răn đe. Bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền, các cơ quan chức năng cần tổ chức giám sát và thực hiện các biện pháp xử lý vi phạm, tránh tình trạng Luật mới ban hành thì chú trọng triển khai,nhưng được một thời gian thì xao nhãng. Bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế)”.

“Chưa có quy định thì chúng tôi vẫn phải kiểm tra, giám sát tài xế rồi, bởi chẳng chủ doanh nghiệp nào muốn trao tài sản giá trị lớn như chiếc ô tô vào tay tài xế uống rượu, bia hay dùng ma túy. Nếu tài xế đó gây TNGT, doanh nghiệp phải chịu thiệt hại, phải bồi thường, phải khắc phục hư hỏng, thậm chí liên đới trách nhiệm”, ông Hải lý giải và cho biết, doanh nghiệp trong phạm vi của mình phải có trách nhiệm quản lý chặt chẽ từ đầu vào, tuyển chọn lái xe, tuyên tuyền, giám sát chặt chẽ lái xe.

Tuy nhiên, ông Hải cho rằng, việc lái xe uống rượu, bia sau đó điều khiển phương tiện nằm ngoài khả năng kiểm soát của doanh nghiệp. Bởi dù lúc giao xe, doanh nghiệp đã kiểm tra tài xế nhưng quá trình đi đường, tài xế vẫn có thể uống rượu, bia. Do đó, ông Hải đề xuất, nên tăng mức phạt thật nặng các lái xe uống rượu, bia điều khiển phương tiện, cần treo bằng lái, thậm chí thu bằng lái vĩnh viễn với lái xe vi phạm nhiều lần thay vì phạt doanh nghiệp.

Đồng tình với quan điểm này, tài xế Nguyễn Văn Toản (quê ở tỉnh Nam Định) chuyên chạy tuyến xe khách Hà Nội - Lào Cai cho rằng, doanh nghiệp vận tải không đi theo được lái xe, nên dù có qua giám sát hành trình cũng khó giám sát được việc tài xế uống rượu, bia trong quá trình đi đường. Nếu áp dụng quy định này sẽ gây khó cho doanh nghiệp vận tải.

Ông Lê Văn Tiến, Phó chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam nêu quan điểm, quản lý lái xe uống rượu, bia trước khi lên xe khá khó khăn đối với doanh nghiệp vì hiện nay các doanh nghiệp chưa có phương tiện nào kiểm soát nồng độ cồn của lái xe trước khi cầm vô lăng.

Nếu áp dụng quy định này, ví dụ lái xe bị phát hiện vi phạm nồng độ cồn, lái xe bỏ xe lại để chủ doanh nghiệp chịu, sau đó lái xe tiếp tục xin việc ở một doanh nghiệp khác, thì có tạo được sự răn đe với lái xe nữa hay chỉ tạo thêm áp lực cho doanh nghiệp?

Xử phạt cách nào?

Ủng hộ quy định nhằm quản lý chặt hơn tài xế, hạn chế vi phạm nồng độ cồn, Đại úy Trần Quang Chinh, Đội phó Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) nhìn nhận: “Quy định này thêm một lần nữa tuyên truyền đến chủ doanh nghiệp, công ty, đơn vị vận tải để họ ý thức hơn nữa việc giám sát đối với lái xe của đơn vị mình. Chẳng hạn sẽ có chủ doanh nghiệp đưa ra chính sách, khi lái xe nào vi phạm thì sẽ buộc thôi việc. Khi đánh trực tiếp vào quyền lợi của lái xe thì việc chấp hành sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn”, Đại úy Chinh nói. Tuy nhiên, Đại úy Chinh cũng băn khoăn, không rõ lực lượng nào sẽ xử phạt chủ xe khi tài xế uống rượu, bia. Bởi theo Nghị định 100/2019, chỉ có chế tài xử phạt tài xế vi phạm nồng độ cồn, chưa có chế tài xử phạt doanh nghiệp.

Tương tự, Trung tá Phạm Anh Tuấn, phó Đội trưởng Đội CSGT số 3 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) cho rằng, mỗi một doanh nghiệp có một cách quản lý riêng, chẳng hạn như trước khi lái xe đi làm, doanh nghiệp có một bộ phận giám sát, test nồng độ cồn. Tuy nhiên, để lực lượng chức năng như CSGT có thể xử phạt chủ xe thì cơ quan chức năng cần nghiên cứu bổ sung chế tài này vào Nghị định xử phạt vi phạm hành chính.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho hay: Hiện lực lượng CSGT làm nhiệm vụ xử lý vi phạm được áp dụng theo Nghị định số 100. Trong khi đó, Luật Phòng chống tác hại của rượu bia không điều chỉnh Nghị định 100.

“Muốn áp dụng quy định này, cần có hướng dẫn kỹ càng hơn như quy định lực lượng nào sẽ xử phạt, cấp nào xử phạt”, vị này nói.

Bạn nghĩ thế nào về mức phạt mới đối với lái xe vi phạm nồng độ cồn từ 1/1/2020?

Ép uống rượu, bia: Ai kiểm tra, xử phạt?

“Vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm trong sử dụng rượu, bia nên giao quyền xử phạt cho cơ quan nào, y tế, công thương, hay...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lưu Huế - Việt Hòa ([Tên nguồn])
Xử phạt lái xe có nồng độ cồn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN