Tài xế, nhân viên sống tạm trên xe buýt đếm ngày được đi làm trở lại

Sự kiện: Tin tức COVID-19

TP.HCM dự kiến sẽ hoạt động trở lại toàn bộ tuyến xe buýt có trợ giá từ ngày 15/11. Biết được thông tin này, các tài xế, tiếp viên xe buýt ai cũng phấn khởi mong đến ngày được đi làm trở lại sau hơn 5 tháng tạm dừng hoạt động. 

Từ tháng 6/2021, khi các chuyến xe buýt thành phố tạm dừng hoạt động vì ảnh hưởng COVID-19, nhiều tài xế, nhân viên xe buýt tại TP.HCM do không còn chi phí nên đã quyết định trả phòng trọ, lấy xe buýt làm chỗ ăn, chỗ ngủ suốt nhiều tháng qua.

Clip: Tài xế, nhân viên xe buýt đếm ngày được đi làm trở lại

Thất nghiệp hơn 5 tháng qua, khi nghe tin xe buýt sắp được hoạt động trở lại, chị Phan Thị Trúc Linh (42 tuổi, quê Hậu Giang) nhân viên bán vé cảm thấy rất vui khi được trở lại công việc.

Trước dịch, chị Linh thuê phòng trọ, nhưng từ đợt dịch COVID-19 thứ 4, công việc của chị đã phải tạm ngưng, chị đành dọn ra ở tạm trên xe buýt để tiết kiệm chi phí.

Suốt nhiều tháng qua, gia đình chị Linh sinh sống trên xe buýt để tiết kiệm chi phí.

Suốt nhiều tháng qua, gia đình chị Linh sinh sống trên xe buýt để tiết kiệm chi phí.

“Để tìm cách xoay sở trong thời gian này, chồng tôi đã chuyển sang làm phụ hồ trong lúc chờ xe buýt được hoạt động trở lại. Tuy chưa quen công việc nhưng hiện tại kiếm được đồng nào là chúng tôi đều quý. Giờ tôi chỉ mong sao sớm được đi làm trở lại, có lương để trả nợ”, chị Linh ứa nước mắt.

Chị Linh cũng như nhiều tài xế, tiếp viên khác đều mong mỏi ngày xe buýt được hoạt động trở lại.

Chị Linh cũng như nhiều tài xế, tiếp viên khác đều mong mỏi ngày xe buýt được hoạt động trở lại.

Cùng chung niềm mong mỏi, tài xế xe buýt Trần Phú Quý đang rất mong chờ ngày gần nhất được quay lại với công việc quen thuộc đã gắn bó với anh suốt nhiều năm qua.

Tài xế, nhân viên sống tạm trên xe buýt đếm ngày được đi làm trở lại - 3

Để có nước sinh hoạt, anh Quý hứng nước mưa từ máng xối của xe buýt đậu trong bến, rồi để dành trong bình nhựa. Lượng nước mưa được dùng cho mọi sinh hoạt như tắm, giặt, nấu ăn,…

Để có nước sinh hoạt, anh Quý hứng nước mưa từ máng xối của xe buýt đậu trong bến, rồi để dành trong bình nhựa. Lượng nước mưa được dùng cho mọi sinh hoạt như tắm, giặt, nấu ăn,…

“Vì còn chăm sóc đứa con nhỏ nên tôi chưa thể kiếm công việc làm thêm trong thời gian này. Điều mong chờ nhất là dịch bệnh sớm được kiểm soát tốt, xe buýt sẽ lại hoạt động nhộn nhịp như trước, tôi cũng sẽ dẫn con đến trường để đi học, gặp gỡ thêm nhiều bạn mới”, anh Quý trải lòng.

Hình ảnh con trai anh Quý ở cùng anh trên xe buýt suốt nhiều tháng qua.

Hình ảnh con trai anh Quý ở cùng anh trên xe buýt suốt nhiều tháng qua.

Ông Nguyễn Vĩnh Tùng- Quản lý bến xe buýt Đại học Quốc gia TP HCM, cho biết đầu mùa dịch, hợp tác xã cũng đã hỗ trợ cho mỗi tài xế, tiếp viên 1 triệu đồng. Đồng thời, cũng mong xe buýt sớm được hoạt động trở lại.

Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP.HCM cho biết, dự kiến đến ngày 15/11, toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá sẽ được hoạt động trở lại. Riêng các tuyến có sản lượng hành khách đi lại hầu hết là học sinh, sinh viên như tuyến số 50, 52, 86 sẽ khôi phục theo kế hoạch tổ chức đi học lại của các trường.

Ngoài ra, ngày 15/11 tất cả các tuyến xe buýt có trợ giá khi hoạt động lại đều vận chuyển tối đa không quá 50% sức chứa và không quá 30 hành khách/chuyến (kể cả lái xe, nhân viên). Hành khách lên xe phải tuân thủ quy tắc 5K, đã tiêm phòng vắc-xin ít nhất 1 mũi đối với loại 2 mũi.

Nguồn: [Link nguồn]

Vì sao số ca nhiễm Covid-19 ở Bà Rịa- Vũng Tàu tăng cao?

Liên tục nhiều ngày liền, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu ghi nhận số ca mắc tăng cao, địa phương nhìn nhận dịch Covid-19 đã xâm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Chang Chang ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN