Tài xế Mercedes khai lý do bỏ mặc nữ tiếp hàng không sau tai nạn kinh hoàng
Tại phiên xét xử, tài xế Mercedes Nguyễn Trần Hoàng Phong khai lý do bỏ mặc nữ tiếp viên hàng không và tài xế GrabBike sau khi gây tai nạn kinh hoàng.
Hiện trường vụ tai nạn Mercedes tông vào xe máy khiến tài xế GrabBike tử vong, chị Hường bị thương tật 79%
Ngày 15/12, TAND quận Phú Nhuận, TP.HCM đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” đối với bị cáo Nguyễn Trần Hoàng Phong (32 tuổi, ngụ quận Gò Vấp). Phong bị cáo buộc là người lái ô tô Mercedes gây tai nạn khiến 1 tài xế GrabBike tử vong và 1 nữ tiếp viên hàng không thương tật 79% xảy ra vào cuối tháng 1/2020 (mùng 6 Tết).
Quang cảnh phiên xét xử bị cáo Nguyễn Trần Hoàng Phong
Theo cáo trạng, 5h sáng ngày 30/1, Phong lái chiếc xe Mercedes chở 4 người (3 nữ, 1 nam) từ tòa nhà số 108 Hồng Hà (quận Phú Nhuận) về ngã tư Hoàng Minh Giám.
Khi đi đến số 123 Hồng Hà (quận Phú Nhuận), do không làm chủ tốc độ, Phong đã lao xe sang làn đường ngược chiều, tông trực diện vào xe máy của ông Lê Mạnh Thường (tài xế GrabBike) cầm lái chở chị Nguyễn Thị Bích Hường (28 tuổi, tiếp viên hàng không) lưu thông theo chiều ngược lại.
Vụ tai nạn khiến ông Thường tử vong tại bệnh viện. Chị Hường bị gãy kín xương đùi, vỡ cổ cối, gãy xương cùng. Với thương tật lên tới 79%, hiện việc đi lại của chị Hường vẫn phải phụ thuộc vào nạng.
Theo cáo trạng, chiếc xe mà Phong sử dụng gây tai nạn là xe Phong dùng bằng lái giả, CMND giả để đi thuê.
Bị cáo Phong khai tại tòa sau tai nạn hoảng loạn nên đã rời khỏi hiện trường
Hình ảnh từ camera hành trình của xe cho thấy, vừa lấy xe ra khỏi tòa nhà, Phong chạy với tốc độ 95km/h. Đến thời điểm xảy ra tai nạn, tốc độ của xe là 84km/h (tốc độ tối đa quy định trong khu đông dân cư là 50km/h). Kết quả kiểm tra chất ma túy sau khi xảy ra tai nạn, xác định Phong dương tính với Methamphetamine và MDMA.
Trả lời hội đồng xét xử, bị cáo Phong cho biết, sau khi gây tai nạn quá hoảng sợ nên bỏ đi khỏi hiện trường, 2 ngày sau thì tới cơ quan công an đầu thú.
Chủ toạ đặt câu hỏi cho bị cáo Phong: “Tại sao bị cáo không đưa bị hại đi cấp cứu, bị cáo thấy hành động vậy đúng chưa?”.
Lúc này bị cáo Phong ấp úng trả lời: “Bị cáo thấy chưa đúng. Bị cáo gọi xe cấp cứu xong và không biết làm gì nên đã về nhà, sau đó bị cáo đón xe ra Phan Thiết. Bị cáo không nghĩ bị hại là chú Thường đã mất sau tai nạn. Trước tai nạn 2 ngày, bị cáo có uống một ly nước ở Phan Thiết và phát hiện trong ly nước có ma tuý. Bị cáo biết được là do có kết quả xét nghiệm dương tính với ma tuý”.
Chủ tọa tiếp tục hỏi lại lý do rời hiện trường sau khi xảy ra tai nạn và bỏ SIM điện thoại, Phong nói khi đó bị cáo quá hoảng loạn.
“Bị cáo rất sợ đi tù. Bị cáo sợ còn 2 em không ai lo. Bị cáo sợ cơ quan điều tra sẽ bắt được bị cáo”, Phong khai tại toà.
“Bị cáo rất sợ đi tù. Bị cáo sợ còn 2 em không ai lo. Bị cáo sợ cơ quan điều tra sẽ bắt được bị cáo”, Phong khai tại toà.
Được tòa triệu tập, một nữ nhân chứng ngồi trên ô tô do bị cáo Phong điều khiển cho biết không biết rõ tên bị cáo Phong mà chỉ biết tên là Jet (tên gọi khác của bị cáo Phong). Nhân chứng này cũng cho biết lần đầu gặp Phong và được rủ đi chơi Phan Thiết.
“Tôi không biết lúc đó bị cáo Phong chạy tốc độ bao nhiêu nhưng xảy ra tai nạn là do xui”, nữ nhân chứng trả lời chủ tọa khiến nhiều người theo dõi phiên xử cười ồ lên.
Tại phiên tòa, bị hại Hường cho biết, tai nạn xảy ra khi chị đang đi GrabBike ra sân bay để làm việc. “Tài xế GrabBike chở tôi đi chậm và đúng làn đường. Còn ô tô gây tai nạn đi với tốc độ rất nhanh. Tôi bị thương nhưng hoàn toàn tỉnh táo từ lúc bị tông xe cho tới bệnh viện nên nhận biết rất rõ về vụ tai nạn”, nữ tiếp viên hàng không nói.
Nữ tiếp viên hàng không Bích Hường bị thương tật 79% sau tai nạn cho biết, cuộc sống của chị trong 1 năm qua khổ đến mức sống không bằng chết
Nữ tiếp viên cũng cho biết bị thương tích 79%, đã trải qua 4 lần phẫu thuật và trong thời gian tới sẽ tiếp tục phẫu thuật.
Nhắc lại khoảng thời gian sau tai nạn, nữ tiếp viên kể, chị dường như mất tất cả, bao nhiêu dự định cho tương lai, giờ đây phải ngồi một chỗ, sinh hoạt cá nhân cũng không thể lo liệu được, việc đi đứng như người bình thường là điều quá xa xỉ.
“Cuộc sống của tôi như đi vào ngõ cụt sau tai họa ập xuống khiến tôi không thể tiếp tục công việc mơ ước của mình, sức khỏe bị giảm sút, không thể chăm sóc con cái, gánh nặng tài chính đè lên vai. Cuộc sống khổ đến mức sống không bằng chết của tôi diễn ra trong 1 năm qua nhưng gia đình bị cáo không hề có hành động thăm hỏi, sẻ chia”, chị Hường nói.
Tại phiên xét xử, nữ tiếp viên mong muốn được tòa xét xử công bằng, minh bạch để trả lại công bằng cho bản thân và tài xế GrabBike đã mất.
Nguồn: [Link nguồn]
Theo kết quả điều tra, thanh niên đã sử dụng ma túy, điều khiển ô tô Mercedes không có giấy phép lái xe, lưu thông với...