Tài xế “không phục” kết quả kiểm tra nồng độ cồn bằng ống thở, CSGT xử lý thế nào?

Lực lượng CSGT sẽ thực hiện 5 bước theo quy trình để kiểm tra nồng độ cồn đối với người tham gia giao thông.

Clip: Tổ công tác thuộc Đội CSGT số 4, phòng CSGT Công an TP.Hà Nội kiểm tra nồng độ cồn của người tham gia giao thông ngày 3/1.

Liên quan đến việc Nghị định 100/2019/NĐ – CP chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, một trong những điểm mới đáng chú ý của Nghị định này là các quy định xử phạt đối với các hành vi vi phạm liên quan đến nồng độ cồn, có ý kiến thắc mắc về quy trình kiểm tra sẽ được lực lượng chức năng thực hiện ra sao? Ngày 3/1, trả lời vấn đề này, Thiếu tá Nguyễn Quang Nam, Đội CSGT số 4, phòng CSGT Công an TP.Hà Nội cho biết lực lượng CSGT sẽ thực hiện 5 bước theo quy trình để kiểm tra nồng độ cồn đối với người tham gia giao thông, cụ thể như sau:

Bước 1: Thông báo cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông nhiệm vụ kiểm tra theo kế hoạch, chuyên đề.

Bước 2: Mời người tham gia giao thông chấp hành kiểm tra nồng độ cồn của lực lượng CSGT.

Bước 3: Lực lượng CSGT kiểm tra nồng độ cồn của người tham gia giao thông bằng máy kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở. Người bị kiểm tra sẽ ngậm vào ống thổi, sau đó thổi dứt khoát vào máy cho đến khi cán bộ kiểm tra thông báo ngừng lại.

Bước 4: Nếu người bị kiểm tra không vi phạm về nồng độ cồn sẽ tiếp tục di chuyển. Nếu vi phạm về nồng độ cồn theo Nghị định 100/2019/NĐ – CP thì lực lượng CSGT sẽ kiểm tra đăng ký xe, GPLX và các giấy tờ hành chính có liên quan.

Bước 5: Thông báo lỗi vi phạm nồng độ cồn, mức xử phạt và lập biên bản theo quy định.

Lực lượng CSGT thực hiện 5 bước theo quy trình để kiểm tra nồng độ cồn của người tham gia giao thông.

Lực lượng CSGT thực hiện 5 bước theo quy trình để kiểm tra nồng độ cồn của người tham gia giao thông.

Ngoài ra, về việc xử phạt các trường hợp người vi phạm nồng độ cồn khẳng định chỉ ăn hoa quả, uống siro hoặc đồ uống lên men, Thiếu tá Nam cho hay lượng cồn trong hoa quả, siro hay thức uống y tế để chữa bệnh có nồng độ rất thấp, không đến mức bị xử lý vi phạm. 

Khi gặp trường hợp người vi phạm đưa ra lý do ăn hoa quả, uống siro mà có cồn trong cơ thể, tổ công tác sẽ cho người tham gia giao thông kiểm tra nồng độ cồn bình thường. Sau đó, lực lượng chức năng sẽ đối chiếu với lượng cồn có thể có trong cơ thể người sau khi ăn hoa quả, uống siro hoặc đồ uống lên men. Nếu kết quả vượt quá mức cho phép sẽ xử phạt.

"Lực lượng CSGT Công an TP.Hà Nội từng xử lý 1 trường hợp với lý do trên. Người này muốn đến cơ sở y tế để xét nghiệm nồng độ cồn trong máu và tổ công tác đã đáp ứng. 

Đối với các trường hợp người vi phạm nồng độ cồn không công nhận kết quả kiểm tra bằng ống thở mà muốn được xét nghiệm máu để làm rõ, chúng tôi sẽ cử cán bộ đưa người này đến cơ sở y tế gần nhất để làm thủ tục xét nghiệm và xử lý trên kết quả nồng độ cồn trong máu", Thiếu tá Nam thông tin.

Đối với các trường hợp gây tai nạn giao thông, tại thời điểm xảy ra tai nạn không thể đo nồng độ cồn trong hơi thở bằng máy chuyên dụng, lực lượng chức năng sẽ đưa người bị tai nạn vào cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu đồng thời lấy mẫu máu, xét nghiệm kiểm tra nồng độ cồn trong máu.

Các ống thổi để kiểm tra nồng độ cồn của người tham gia giao thông là loại ống thổi được sử dụng một lần.

Các ống thổi để kiểm tra nồng độ cồn của người tham gia giao thông là loại ống thổi được sử dụng một lần.

Ngoài những thắc mắc về quy trình kiểm tra, xử lý vi phạm của lực lượng CSGT, nhiều người cũng tỏ ra lo ngại xảy ra trường hợp một ống thổi được dùng cho nhiều người sẽ có nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm.

Về vấn đề này, Thiếu tá Nam khẳng định, các ống thổi gắn vào máy chuyên dụng để kiểm tra nồng độ cồn đối với người tham gia giao thông là ống thổi được sử dụng một lần duy nhất, không được tái sử dụng.

Để tránh tình trạng lây nhiễm do nhiều người ngậm cùng một ống thổi, BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, theo nguyên tắc, nếu loại máy thổi là ống ngậm thì phải dùng một lần. 

“Theo nguyên tắc chỉ dùng một lần, còn nếu dùng nhiều lần thì phải dùng loại có nhiều ống tháo rời để sát trùng rồi mới đưa người khác ngậm. Trong trường hợp cứ dùng đi dùng lại mà không sát trùng thì có nguy cơ mắc những bệnh lý lây qua đường hô hấp như cúm, sởi, các virus, vi khuẩn gây viêm đường hô khác. Các bệnh lây truyền qua tiếp xúc như virus herpes…”, BS Cấp nói.

Bạn nghĩ thế nào về mức phạt mới đối với lái xe vi phạm nồng độ cồn từ 1/1/2020?

Nguồn: [Link nguồn]

Bộ Y tế nói gì về thông tin “ít nhất 24h sau khi uống rượu bia mới được lái xe”?

Không có con số chính xác tuyệt đối cho mọi cá nhân là “uống rượu bia sau bao lâu mới được lái xe".

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đức Sơn – Diệu Thu- Hồng Phú ([Tên nguồn])
Xử phạt lái xe có nồng độ cồn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN