Tại sao Tết nay không còn ý nghĩa như Tết xưa?
Tết nay và Tết xưa đều có ý nghĩa. Tuy nhiên, sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã khiến Tết truyền thống trở nên khác nhau.
“Xưa ăn Tết, nay chơi Tết”
Trong tâm trí người Việt, Tết luôn là những hình ảnh vui tươi, quây quần bên gia đình. Nhưng có người cũng cho rằng Tết nay không còn vui như xưa vì khi ta lớn, những lo toan chất chồng khiến ta quên đi giờ phút thiêng liêng của ngày Tết.
Chợ Tết xưa hối hả ngày cuối năm. Ảnh Internet
Ngày Tết đẹp hay ý nghĩa đến đâu còn do cách chúng ta tự tạo dựng. Tết xưa hay Tết nay, về bản chất, đều là món quà nghỉ ngơi mà thời gian chia đều cho tất cả.
Tại sao Tết nay không còn ý nghĩa như Tết xưa? PV đã có cuộc trao đổi với các chuyên gia về vấn đề trên.
PGS TS Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hóa và phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho hay, Tết nào cũng có ý nghĩa cả. Tuy nhiên, Tết ngày nay không còn ý nghĩa của Tết như xưa bởi thời kỳ ngày nay là thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá.
TS Đức cho biết, người Việt xưa thường sinh sống trong phạm vi làng, xã, quanh năm gắn với nông nghiệp lúa nước nên ngày Tết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tết không chỉ là thời gian nghỉ ngơi sau một mùa vụ mà còn là dịp để mọi người được làm và thưởng thức những món ngon.
“Ngày xưa đời sống khó khăn, người dân làm lụng quanh năm, tiết kiệm để ăn 3 ngày Tết. Còn bây giờ, điều kiện sống được nâng lên, các món ngon vật lạ, người dân có thể ăn quanh năm chứ không riêng gì ngày Tết. Do vậy, quan niện ‘ăn Tết’ trong dịp Tết đang dần được chuyển sang thành ‘chơi Tết’ là chính”, TS Đức nhận định.
Theo TS Đức, xã hội ngày xưa khép kín, bây giờ xã hội mở rộng hơn, thay đổi nhiều hơn kéo theo môi trường, điều kiện lịch sử thay đổi theo nhiều phương diện từ quan hệ con người với con người, tâm linh và những ngày nghỉ Tết thay đổi rất nhiều.
“Tết ngày xưa kéo dài từ cuối tháng Chạp cho đến tận tháng Giêng, Tết ngày nay chỉ nghỉ từ 7 đến 8 ngày, về không gian, thời gian cũng đã thay đổi”, TS Đức chia sẻ.
TS Đức cũng cho biết, người Việt có câu: “Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy” là vì người Việt vốn xem trọng tình nghĩa nên xem đây là cơ hội để tỏ lòng biết ơn, kính mến những người đã nuôi nấng, dạy dỗ mình nên người. Tuy nhiên, Tết nay quan niệm đó vẫn còn nhưng đã bị phai nhạt đi. Mọi người đều thấy ngày Tết thật thiêng liêng nhưng vì hoàn cảnh xa xôi, hoặc vì ngân sách gia đình, hoặc do yêu cầu công việc mà một số người vẫn không có điều kiện về sum họp với gia đình vào ngày Tết nên thông qua mạng, điện thoại gửi lời thăm chúc Tết.
TS Đức phân tích, trong quan hệ ngày xưa, Tết nhằm biểu hiện tinh thần thờ cúng tổ tiên, tâm linh và giải quyết mối quan hệ đời sống gia đình, dòng họ làng xã. Giờ người ta vẫn hướng về tổ tiên nhưng nhẹ nhàng hơn. Nhiều gia đình chọn ngày Tết để đi du lịch, nghỉ ngơi nên chỉ cúng 30 Tết, hoặc giao thừa rồi đi chơi.
Điều kiện sống thay đổi, Tết cũng phải thay đổi
Còn PGS.TS, Nhà nghiên cứu văn hóa Trần Lâm Biền đưa ra ví dụ chứng minh, “ngày nay bạn có giống như bố mẹ bạn ngày xưa không? Rõ ràng là không thể giống như ngày xưa được”. Do đó, Tết xưa và Tết nay cũng khác nhau. Ngày nay, khi cuộc sống thay đổi, điều kiện sống thay đổi, mọi sinh hoạt thay đổi, mức sống thay đổi, nhu cầu của con người theo đó cũng thay đổi, đương nhiên Tết cũng phải thay đổi.
Con cháu vây quanh nồi bánh chưng. Ảnh Internet.
TS Biền phân tích, nếu như Tết xưa, quanh năm chỉ đợi đến ngày Tết để được ăn miếng bánh chưng, thịt gà, thì nay trong thời buổi kinh tế thị trường đã cung cấp đầy đủ về đời sống vật chất. Bánh chưng được bán quanh năm ngoài chợ. Thịt gà cũng không còn là tiêu chuẩn cho sự sung túc trong bữa cơm gia đình. Thậm chí không cần ra chợ, mọi hàng hóa còn có thể đặt mua online trên mạng, nên người dân không còn cảm giác háo hức ăn Tết như xưa kia.
Theo TS Biền, ngày nay, bên cạnh xu hướng về quê đón Tết của những người xa xứ, còn có xu hướng đi du lịch của những gia đình hiện đại. Nếu như trước đây, Tết là cơ hội để cho mọi người được ăn ngon mặc đẹp, thì nay, người ta dành thời gian nghỉ Tết cho việc vui chơi giải trí, thăm thú bạn bè hay đi du lịch...
Thậm chí, xưa kia, người ta thấy luyến tiếc khi Tết qua đi, thì ngày nay, nhiều người lại mong Tết kết thúc sớm để trở lại với những công việc khác.
“Dù là thời xưa hay nay, Tết Nguyên đán vẫn là ngày lễ cổ truyền lớn nhất của người Việt”, TS Biền nói.
Kỷ niệm khi ngồi cạnh bà, cạnh mẹ trông nồi bánh chưng suốt đêm khiến vị giáo sư dù đã ở tuổi thất thập vẫn chẳng...
Nguồn: [Link nguồn]