Tai nạn máy bay thảm khốc ở Indonesia: Hé lộ nguyên nhân
Cánh quạt của chiếc máy bay vận tải quân sự Hercules C-130 của Indonesia rơi trúng khu dân cư khiến 142 người thiệt mạng ngày 30.6 bay đã gặp trục trặc. Điều đó chứng tỏ một trong các động cơ của máy bay đã bị tê liệt, hãng tin AP dẫn lời quan chức quân đội Indonesia ngày 2.7 đưa tin.
Ngoài ra, Không quân Indonesia hôm nay cũng bác bỏ các cáo buộc về việc, người dân bình thường đã bỏ tiền để được lên máy bay. Trước đó, thân nhân của một số nạn nhân xấu số tiết lộ, người thân của họ đã trả khoảng 90 USD để được lên máy bay.
Đích thân Thống chế Agus Supriatna đã phủ nhận việc các nhân viên quân sự của ông đã nhận tiền hối lộ để cho phép dân thường lên máy bay. Song ông cũng tuyên bố, nếu có chứng cứ xác thực về vấn đề này, quân đội chắc chắn sẽ trừng phạt nghiêm khắc bất cứ ai tạo điều kiện cho dân thường lên máy bay quân sự.
Đây là vụ rơi máy bay thảm khốc thứ 6 xảy ra với máy bay không quân của Indonesia trong thập kỷ qua. Vụ rơi máy bay này đang gây sức ép nặng nề đối với tổng thống Joko Widodo để tân trang lại toàn bộ trang thiết bị quân sự đã lỗi thời của nước này.
Tổng thống Widodo đã tuyên bố rằng chương trình mua sắm vũ khí của quân đội Indonesia phải thay đổi. Trong khi đó, Không quân Indonesia cũng tuyên bố sẽ đánh giá lại toàn bộ đội máy bay Hercules có trong biên chế của mình, trong đó phần lớn là những chiếc máy bay đã cũ kỹ, phục vụ trong hàng chục năm trời.
Tổng thống Widodo tuyên bố rằng chương trình mua sắm vũ khí của quân đội Indonesia phải thay đổi, và “chúng ta không thể đơn giản là cứ mua vũ khí, mà cần phải nghĩ tới việc hiện đại hóa hệ thống vũ khí”.
Không quân Indonesia cũng tuyên bố hộ sẽ đánh giá lại toàn bộ đội máy bay Hercules có trong biên chế của mình, trong đó phần lớn là những chiếc máy bay đã cũ kỹ, phục vụ trong hàng chục năm trời.
Hiện, chi tiêu quân sự của Indonesia chiếm 0,8% GDP của nước này, theo Ngân hàng Thế giới - chỉ bằng một nửa so với một số nước láng giềng như Malaysia và Thái Lan.