Sững sờ trước "biệt phủ" triệu đô giữa lòng Hà Nội

Sự kiện: Tin Hà Nội

Với niềm đam mê kỳ lạ dành cho cây cối, Đại tá, nhà báo Sử Trường Sơn đã dày công tạo nên một "biệt phủ" tràn ngập màu xanh thanh bình giữa phố phường sầm uất, sôi động ở ngày trung tâm Hà Nội khiến mọi người đều ngỡ ngàng.

Sững sờ trước "biệt phủ" triệu đô giữa lòng Hà Nội - 1

“Thế giới cây cỏ” của nhà báo, Đại tá quân đội Sử Trường Sơn nằm trong ngõ nhỏ đường An Dương (quận Tây Hồ, TP Hà Nội)

Ngay gần trung tâm TP Hà Nội nhộn nhịp sầm uất, ven sông Hồng có một không gian yên tĩnh, thanh bình khác biệt hẳn so với thế giới bên ngoài. Đó là khu vườn rộng khoảng 500 m2 nằm sâu bên trong con ngõ nhỏ trên đường An Dương (quận Tây Hồ), nơi chỉ cách Hồ Gươmg vài ba cây số.

Vào trong vườn, người tham quan tưởng như lạc vào một vườn bách thảo thu nhỏ với hàng ngàn loại cây, từ cây cảnh nghệ thuật đến cây ăn quả quy tụ từ khắp mọi miền đất nước như: cây xanh, xanh cần thăng, cây sung, chanh, đào, thị… Đặc biệt, mọi người đến đây đều không khỏi ngỡ ngàng bởi hàng trăm tác phẩm bon sai nghệ thuật tuyệt đẹp. Chủ ngôi vườn thơ mộng đố là Đại tá - nhà báo Quân đội Sử Trường Sơn, đồng thời là Phó chủ tịch hội Sinh vật cảnh TP Hà Nội.

Nhà báo Sử Trường Sơn cho biết ông bắt đầu xây dựng khu vườn từ năm 1989 và hoàn thành vào năm 1992, nhưng để tạo nên vẻ độc đáo cho thế giới cây cỏ này là cả quá trình anh say mê sưu tầm, chọn lọc không ngừng nghỉ hàng chục năm, đến tận ngày hôm nay. Những cây cảnh trong vườn nhà được ông được sưu tầm trong những chuyến đi, từ khắp các vùng miền trên đất nước.

Nhà báo Sử Trường Sơn chia sẻ: “Dường như cây cảnh đã ngấm vào máu rồi, công việc bận rộn nhưng mỗi khi rảnh rỗi công việc là tôi tìm đến để thả hồn vào với cây cối. Mỗi chuyến công tác, tôi đều dò la những nơi nào có cây cảnh đẹp để sưu tầm. Đối với tôi, mỗi cây cảnh trong vườn đều là một tác phẩm nghệ thuật, một câu chuyện, một thân phận mà tôi rất đỗi trân trọng”.

Sau đây là một số hình ảnh Báo Người Lao Động ghi lại được trong khu vườn đặc biệt của nhà báo Sử Trường Sơn:

Sững sờ trước "biệt phủ" triệu đô giữa lòng Hà Nội - 2

Ngôi nhà của nhà báo Sử Trường Sơn tọa lạc trên cao, từ đây có thể quan sát toàn bộ khu vườn

Sững sờ trước "biệt phủ" triệu đô giữa lòng Hà Nội - 3

Cây cảnh, ao cá và những hòn non bộ nước chảy róc rách kết hợp với ngôi nhà kiến trúc Phương Đông khiến không gian sân vườn trở nên lãng mạn

Sững sờ trước "biệt phủ" triệu đô giữa lòng Hà Nội - 4

Khách tham quan có thể đắm mình trong không gian yên tĩnh, giao hoà với thiên nhiên cây cỏ trong vườn

Sững sờ trước "biệt phủ" triệu đô giữa lòng Hà Nội - 5

Thuỷ đình thơ mộng

Sững sờ trước "biệt phủ" triệu đô giữa lòng Hà Nội - 6

Trong ngôi vườn có hàng ngàn cây cảnh quý được nhà báo Sử Trường Sơn sưu tầm ở khắp cả nước mang về đây

Sững sờ trước "biệt phủ" triệu đô giữa lòng Hà Nội - 7

Sững sờ trước "biệt phủ" triệu đô giữa lòng Hà Nội - 8

Có cả những cây hàng trăm năm tuổi mà anh không tiếc công sức, tiền bạc đưa về. Thân cây đã in đậm dấu vết thời gian

Sững sờ trước "biệt phủ" triệu đô giữa lòng Hà Nội - 9

Đồi La hán 108 cây tượng trưng cho 108 vị la hán trong vườn nhà báo Sử Trường Sơn

Sững sờ trước "biệt phủ" triệu đô giữa lòng Hà Nội - 10

Cây tùng la hán có dáng trực, tuổi đời 200 năm mà nhà Báo Sử Trường Sơn cho là cây quý nhất trong vườn

Sững sờ trước "biệt phủ" triệu đô giữa lòng Hà Nội - 11

Cây thứ hai là cây xanh cổ 200 tuổi, rất quý cũng xuất hiện trong vườn nhà Báo Sử Trường Sơn

Sững sờ trước "biệt phủ" triệu đô giữa lòng Hà Nội - 12

Vết tích thời gian trên thân cây xanh 200 tuổi

Sững sờ trước "biệt phủ" triệu đô giữa lòng Hà Nội - 13

Ngoài ra, trong khu vườn đặc biệt này còn nhiều chậu bon sai rất đẹp

Sững sờ trước "biệt phủ" triệu đô giữa lòng Hà Nội - 14

... và quý hiếm

Sững sờ trước "biệt phủ" triệu đô giữa lòng Hà Nội - 15

Sững sờ trước "biệt phủ" triệu đô giữa lòng Hà Nội - 16

Đại tá - nhà báo Sử Trường Sơn chia sẻ với ông, mỗi cây cảnh trong vườn đều là một tác phẩm nghệ thuật, một câu chuyện, một thân phận mà ông rất đỗi trân trọng

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Hưởng (Người lao động)
Tin Hà Nội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN