Sửa Luật Giao thông đường bộ: Bộ Công an sẽ quản lý đào tạo, sát hạch giấy phép lái xe?
Trong dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) Bộ Công an sẽ thay Bộ Giao thông vận tải quản lý việc đào tạo, sát hạch lái xe; cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, vừa qua Bộ Giao thông vận tải (GTVT), Bộ Công an và một số bộ, ngành đã họp thống nhất việc sửa Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) 2008. Theo đó các đại biểu thống nhất báo cáo Chính phủ trình Quốc hội Luật GTĐB sửa đổi và Dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ (luật mới, tách từ Luật GTĐB).
Trên cơ sở này, Bộ GTVT vừa hoàn thiện và lấy ý kiến các bộ, ngành về dự thảo luật GTĐB (sửa đổi), kèm văn bản giải trình một số ý kiến của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.
Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn GTĐB (Bộ Công an soạn thảo) sẽ quy định về việc đăng ký, cấp, thu hồi biển số xe; quản lý đào tạo, sát hạch lái xe.
So với lần trình ra Quốc hội vào tháng 10-2020, dự thảo lần này có điểm mới nhất đó là đổi tên luật GTĐB thành luật Đường bộ. Cụ thể, Luật Đường bộ chỉ quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phương tiện giao thông đường bộ, vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.
Như vậy, Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ (do Bộ Công an soạn thảo) sẽ quy định về việc đăng ký, cấp, thu hồi biển số phương tiện; quản lý đào tạo, sát hạch lái xe; cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe…
Theo giải trình về thay đổi thẩm quyền đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, Bộ GTVT cho rằng Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định về thẩm quyền tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe. Tuy nhiên thực hiện Nghị quyết số 123/NQ-CP ngày 31-8-202 của Chính phủ, nội dung này đã được chuyển hóa vào Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Vì vậy, đa số đại biểu Quốc hội đề nghị việc chuyển thẩm quyền cấp giấy phép lái xe cần được đánh giá tác động toàn diện, khách quan, khoa học để đảm bảo quản lý hoạt động đất nước theo hướng trách nhiệm, chuyên nghiệp, hiệu quả, quyền lực phải được kiểm soát chặt chẽ, tránh cục bộ khép kín, độc quyền.
Bộ GTVT cho biết việc đánh giá tác động nội dung này đã được Chính phủ thực hiện tại hồ sơ dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Về ý kiến đề nghị quy định rõ loại hình xe công nghệ cao để bảo đảm chặt chẽ, khả thi; đề nghị quy định phân biệt kinh doanh vận tải đối với ôtô truyền thống và ôtô công nghệ để quản lý tốt, Bộ GTVT cho biết đã rà soát và thấy rằng Điều 60 dự thảo Luật đã phân định các loại hình kinh doanh vận tải, trong đó có loại hình kinh doanh vận tải hành khách mới.
Theo đó dự thảo Luật đã giao Chính phủ quy định chi tiết loại hình kinh doanh vận tải hành khách mới đảm bảo phù hợp với sự phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ.
Mặt khác, tại Điều 93 dự thảo Luật đã quy định về ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động vận tải. Hơn nữa, kinh doanh vận tải bằng ôtô truyền thống hay ôtô công nghệ đều phải đáp ứng các điều kiện chung về kinh doanh vận tải để đảm bảo công bằng, minh bạch giữa các loại hình kinh doanh vận tải. Do đó, đề nghị giữ nguyên như dự thảo Luật.
Có ý kiến đề nghị quy định dịch vụ sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ kết nối cho xe ôtô (Grab, GoViet, Be…) là việc ứng dụng phần mềm hỗ trợ kết nối vận tải thuộc nhóm dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ quy định tại Điều 84 của dự thảo Luật sẽ phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 52 ngày 27-9-2019 của Bộ Chính trị. Về ý kiến này, Bộ GTVT cho biết đã nghiên cứu quy định để phân biệt thành 2 đối tượng:
Các đơn vị cung cấp dịch vụ ứng dụng phần mềm hỗ trợ kết nối vận tải có tham gia vào quá trình vận tải (trực tiếp điều hành, quyết định giá cước) thuộc nhóm đơn vị kinh doanh vận tải và thực hiện theo quy định tại Điều 60 của dự thảo Luật.
Còn đơn vị cung cấp dịch vụ ứng dụng phần mềm hỗ trợ kết nối vận tải không tham gia vào quá trình vận tải (trực tiếp điều hành, quyết định giá cước) sẽ thuộc nhóm dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ quy định tại 21 Điều 84 và thực hiện theo các quy định tại Điều 93 của dự thảo Luật để đảm bảo phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 52 ngày của Bộ Chính trị về một số chủ trương chính sách chủ động tham gia cách mạng công nghiệp lần thứ tư 4.0, đồng thời phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay.
Không được lái xe liên tục quá 4 giờ Dự thảo Luật Đường bộ cũng quy định thời gian làm việc của người lái xe (Điều 61) phải đảm bảo quy định của Bộ luật Lao động và quy định không được lái xe liên tục quá 4 giờ để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Trong đó, thời gian nghỉ tối thiểu là 5 phút đối với tài xế taxi, xe buýt nội tỉnh; tối thiểu là 15 phút đối với tài xế vận tải nội bộ, tài xế các loại hình khác. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm thời gian điều khiển xe của tài xế không quá 10 giờ trong 24 tiếng liên tục. |
Người dân đặt câu hỏi tới Bộ Công an rằng thẻ CCCD gắn chip có thể thay cho thẻ bảo hiểm y tế hoặc các giấy tờ khác...
Nguồn: [Link nguồn]