Sự thật về cuộc chiến chống Ebola tại Sierra Leone

“Những người chịu trách nhiệm kiểm dịch thì lại nhận hối lộ, bỏ trống vị trí của mình để thăm bạn gái hay tranh thủ đi chợ mua thức ăn”, linh mục Peter Konteh nói.

Từ sân nhà tại thành phố Freetown của Sierra Leone, linh mục Peter Konteh đang dõi theo đám tang của một bệnh nhân tử vong vì Ebola tới nghĩa trang King Tom, một trong những nghĩa trang lớn nhất thành phố.

Sự thật về cuộc chiến chống Ebola tại Sierra Leone - 1

Nhân viên y tế đưa xác một người nghi nhiễm Ebola lên xe cấp cứu

Ông Konteh cho biết: “Vào một ngày, khi chính phủ thông báo có ít nhất 3 trường hợp tử vong vì Ebola thì tôi thấy có tới 10 thi thể được mang đi chôn cất.”

Những sự thật khủng khiếp về Ebola tại Sierra Leone được vị cha xứ 48 tuổi này chia sẻ trong chuyến thăm tuần trước tới trụ sở Tổ chức Cứu trợ quốc tế Healay, một trong những tổ chức chống lại đại dịch Ebola tại hạt Burlington, Mỹ. Đi cùng với ông là Alfred Charles, giám đốc quỹ Healey tại Sierra Leone.

Sự thật về cuộc chiến chống Ebola

Ông Konteh cho biết, tại khu nghĩa trang, những người đào huyệt mải miết đào những ngôi mộ đủ sâu để những con thú hoang không thể đào lên được. Trong khi đó, những nhân viên bảo vệ, chịu trách nhiệm kiểm dịch thì lại nhận hối lộ, bỏ trống vị trí của mình để thăm bạn gái hay tranh thủ đi chợ mua thức ăn.

Sự thật về cuộc chiến chống Ebola tại Sierra Leone - 2

Linh mục Peter Konteh cùng quỹ Healey trong chiến dịch tuyên truyền về Ebola tại Sierra Leone

Sự bùng phát của dịch Ebola đã khiến rất nhiều người giận dữ, cho rằng họ đã bị cơ quan chức năng nói dối, và đe dọa tấn công một bệnh viện, nơi những bệnh nhân bị nhiễm Ebola đang được điều trị.

Trở về từ Mỹ, cha Konteh và ông Charles đã trang bị cho cộng đồng những dụng cụ giúp họ chống chọi với dịch Ebola như: clo, xô, xà phòng, nước và thông tin cần thiết. Tuy nhiên, linh mục Peter Konteh cho biết, để thay đổi thói quen hàng ngày của mọi người là rất khó, thậm chí cũng có lúc ông bỏ qua lời khuyên của chính mình vì bản năng.

Ông nói: “Tôi tới thăm một người bạn đã lâu không gặp. Khi anh ấy vừa đi thể dục về, chúng tôi ôm chầm lấy nhau, rồi chợt nhận ra mình đã mắc một sai lầm chết người, thói quen đó có thể khiến chúng tôi bị lây virus Ebola.”

Trong chiến dịch chống lại Ebola, ông Konteh, Charles và những người cộng sự của họ đã dấn thân vào những nơi mà sự thiếu hiểu biết cũng như sự sợ hãi đã trở thành đồng minh với loại virus chết người.

Alfred Charles, giám đốc quỹ Healey tại Sierra Leone, cho biết: “Bạn nói đi nói lại thông điệp với mọi người rằng hãy cứu lấy mạng sống của họ và gia đình họ. Tuy nhiên, cho tới lúc này, vẫn có nhiều người chết, và người ta vẫn không tin vào sự thực đó.”

Với một nửa dân số không biết chữ, theo ông Konteh  rất khó để truyền đạt thông điệp tới hết mọi người dân. Thậm chí, với cả những người đã trải qua trường lớp, họ cũng không muốn tin rằng đại dịch đang tấn công ngôi nhà của họ.

Sự thật về cuộc chiến chống Ebola tại Sierra Leone - 3

Người dân được khuyên cáo rửa tay bằng xà phòng và nước sạch để ngăn ngừa Ebola

Ông Peter Konteh kể lại, vào tháng trước, con trai của một người dân địa phương bị sốt. Mặc dù bệnh viện cảnh báo rằng anh ta có thể bị nhiễm Ebola, người đàn ông trẻ này và cũng là một người y tá bất chấp lời cảnh báo đó vẫn trở về nhà.

Ông nói: “Sau đó cả gia đình đã bị xóa sổ, trong đó có 2 người con đang theo học luật.”

Vượt qua khả năng đối phó của đất nước

Sierra Leoone, quốc gia với 6 triệu dân đã và đang từng bước tái thiết lại đất nước sau khi trải qua cuộc nội chiến kéo dài 11 năm. Tuy nhiên giờ đây, đại dịch Ebola đã phá hủy đi những gì mà họ xây dựng lại. Tuyệt vọng trong nỗ lực ngăn chặn đại dịch, chính phủ Sierra Leone đã cách ly một khu vực rộng lớn trên cả nước. Tuy nhiên tỷ lệ lây nhiễm vẫn tiếp tục tăng cao.

Sự thật về cuộc chiến chống Ebola tại Sierra Leone - 4

Nhân viên y tế chôn cất bệnh nhân nhiễm Ebola

Hàng ngàn trẻ em rơi vào tình cảnh mồ côi do đại dịch Ebola, đã bị xa lánh vì sợ hãi rằng các em có thể mang mầm bệnh.

Tin đồn lây lan khắp nơi rằng xà phòng nhiễm độc và Ebola có thể được chữa khỏi bằng nước muối. Họ rỉ rai nhau rằng căn bệnh này là một âm mưu của chính phủ nhằm đánh cắp nội tạng của người dân. Tuần trước, cảnh sát đã phải áp đặt lệnh giới nghiêm tại một tỉnh phía bắc của đất nước, khi người dân tại đây đã tổ chức ăn mừng vì đã nhận được thông báo sai rằng đại dịch đã kết thúc.

Một phần trong chiến dịch sức khỏe cộng đổng, người dân được khuyến khích gọi tới đường dây nóng 117 khi họ nghi ngờ người nào đó nhiễm Ebola hay khi phát hiện ra xác người chết. Tuy nhiên sau khi phát hiện một xác chết trên đường phố gần nhà, ông Konteh đã liên tục gọi vào đường dây này, song ông cho biết: “Không có ai nghe máy, tôi đã gọi 21 lần trong vòng 2 ngày.”

Ông Konteh cho biết, đại dịch Ebola đã vượt ra ngoài khả năng đối phó của đất nước.

Trở về từ Mỹ, linh mục Konteh và người đứng đầu quỹ Healey tại Sierra Leone lại tiếp tục với cuộc chiến chống lại Ebola, mà họ xác định rằng có thể một ngày nào đó chính họ sẽ nhiễm loại virus chết người này. Trước khi tạm biệt những người cộng sự tại quỹ Healey ở Mỹ, ông Konteh nói: “Nếu như tôi không còn sống để kể câu chuyện này thì hãy thay tôi kể lại.”

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Nhung (Theo Philly.com) ([Tên nguồn])
Dịch Ebola tồi tệ nhất trong lịch sử Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN