"Sót" lại một người làm mặt nạ giấy bồi giữa Thủ đô

Sự kiện: Tết Trung thu

Trên căn gác nhỏ ở phố Hàng Than (Hà Nội), mỗi dịp Trung thu đến, vợ chồng ông Nguyễn Văn Hòa lại tất bật làm những chiếc mặt nạ làm bằng giấy bồi phục vụ cho các em nhỏ.

Giữa muôn vàn món đồ chơi sặc sỡ của Trung Quốc trên phố Hàng Mã, Hàng Lược... ở Hà Nội, hình ảnh những chiếc mặt nạ dân gian được làm bằng giấy bồi như chú Tễu, Ông Địa, Thị Nở, Chí Phèo hay các con vật thân quen luôn đem lại cảm giác thích thú cho các em nhỏ. Những chiếc mặt nạ dân gian ấy nằm trên sạp hàng nhỏ của bà Đặng Hương Lan (56 tuổi) trên phố Hàng Lược.

Nghề làm mặt nạ giấy bồi tưởng chừng đã bị thất truyền ở Hà Nội, vậy mà đã 35 năm nay, vợ chồng ông Nguyễn Văn Hòa (61 tuổi) và bà Đặng Thị Lan (Hàng Than - Hà Nội) vẫn kiên trì gắn bó với nghề. Với những thăng trầm bởi cuộc sống hiện đại, ít người quan tâm đến những món đồ chơi Trung thu truyền thống còn sót lại xưa của người Hà Nội.

"Sót" lại một người làm mặt nạ giấy bồi giữa Thủ đô - 1

Trên căn gác tầng 3 ngõ 73 lọt thỏm giữa khu phố cổ Hàng Than, ông Hòa hằng ngày vẫn miệt mài tạo ra những chiếc mặt nạ bằng giấy bồi. Đây là công việc mà ông đã gắn bó 35 năm nay.

"Sót" lại một người làm mặt nạ giấy bồi giữa Thủ đô - 2

Ông Hòa cho biết, cái khó nhất khi làm mặt nạ giấy bồi là khuôn mặt nạ lồi lõm, nếu làm vội sẽ không ra một hình mặt nạ ưng ý. Việc trang trí họa tiết cho tác phẩm cũng vô cùng công phu. Không như những sản phẩm bình thường, mặt nạ giấy bồi được vẽ bằng sơn.

"Sót" lại một người làm mặt nạ giấy bồi giữa Thủ đô - 3

Nghề này ông được bố vợ - giảng viên một trường đại học ở Hà Nội truyền lại. Ông Hòa cho biết, trước đây, ông công tác tại Công ty Rau - quả Hà Nội. Sau khi về hưu, ông cùng vợ tập trung vào làm nghề truyền thống này.

"Sót" lại một người làm mặt nạ giấy bồi giữa Thủ đô - 4

Tuy đã có tuổi nhưng ông vẫn rất tinh tường. Ông cẩn thận trong từng nét vẽ để tạo nên những hình ảnh rất có hồn.

"Sót" lại một người làm mặt nạ giấy bồi giữa Thủ đô - 5

Làm ra một chiếc mặt nạ giấy bồi phải trải qua khá nhiều công đoạn như: Bồi giấy vào khuôn, phết hồ, rồi lần lượt đặt các lớp giấy bìa nhỏ xếp đều nhau, sau đó mang đi phơi khô rồi tô sơn để lên hình.

"Sót" lại một người làm mặt nạ giấy bồi giữa Thủ đô - 6

Vài năm trở lại đây, những chiếc mặt nạ ông Địa, Thị Nở, Chí Phèo, hổ, trâu, thỏ, sư tử, búp bê... đang dần được nhiều người biết đến. Có nhiều chủ buôn bán lẻ đến mua nên năm nào gia đình cũng bán hết, không bị tồn hàng.

"Sót" lại một người làm mặt nạ giấy bồi giữa Thủ đô - 7

Tuy hàng bán rất chạy, khách đòi giao nhiều sản phẩm nhưng ông Hòa vẫn kiên trì trước sau như một, không chạy theo số lượng. Mỗi ngày ông chỉ làm hơn chục chiếc mặt nạ.

"Sót" lại một người làm mặt nạ giấy bồi giữa Thủ đô - 8

Mỗi công đoạn trong cả quy trình làm mặt nạ đều rất quan trọng, đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo vì chỉ cần vẽ sai, chiếc mặt nạ sẽ bị hỏng, nhem nhuốc và không bán được. Để giữ được họa tiết một chiếc mặt nạ hoàn chỉnh, nghệ nhân cần phải vẽ rồi phơi hàng chục lần.

"Sót" lại một người làm mặt nạ giấy bồi giữa Thủ đô - 9

Sau khi hoàn thành lớp khung thô, ông sẽ quét lên phôi lớp sơn nền và phơi khô. Những chiếc mặt nạ thô này được làm trong cả năm để tranh thủ phơi bất kể khi nào có nắng.

"Sót" lại một người làm mặt nạ giấy bồi giữa Thủ đô - 10

Mỗi khi trời có gió to hay mưa...

"Sót" lại một người làm mặt nạ giấy bồi giữa Thủ đô - 11

... ông lại tất bật thu dọn những chiếc mặt nạ

"Sót" lại một người làm mặt nạ giấy bồi giữa Thủ đô - 12

Trong căn nhà nhỏ chừng 30m2, hàng trăm chiếc mạt nạ được bày khắp mọi nơi

"Sót" lại một người làm mặt nạ giấy bồi giữa Thủ đô - 13

"Sót" lại một người làm mặt nạ giấy bồi giữa Thủ đô - 14

Giữa sự ồn ào của trung tâm thành phố, căn nhà của ông như một bảo tàng. Tại đây, người ta lại tìm thấy một khoảng không gian văn hóa Việt truyền thống yên bình đến lạ lùng.

"Sót" lại một người làm mặt nạ giấy bồi giữa Thủ đô - 15

Một năm trở lại đây, ông Hòa bị thoát vị đĩa đệm, không ngồi được lâu nên làm xong 1,2 chiếc mặt nạ, ông lại phải nghỉ ngơi.

"Sót" lại một người làm mặt nạ giấy bồi giữa Thủ đô - 16

Sạp bán hàng của vợ chồng ông Hòa - bà Lan trên phố Hàng Lược luôn tạo nét khác biệt với những mặt hàng truyền thống. Bà Lan cho biết, mỗi chiếc mặt nạ truyền thống thường bán từ 30 - 70 nghìn đồng tùy thuộc vào kích cỡ.

"Sót" lại một người làm mặt nạ giấy bồi giữa Thủ đô - 17

Bé Đào Duy Anh (Thụy Khuê, Hà Nội) thích thú khi được bố mua cho chiếc mặt nạ truyền thống ngộ nghĩnh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Phú ([Tên nguồn])
Tết Trung thu Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN