Sông Tô Lịch lại đen kịt, dày đặc cá chết sau xả 1 triệu m3 nước
Ngày 13/7, sau khi hơn 1 triệu m3 nước được xả từ hồ Tây vào sông Tô Lịch, ghi nhận của PV Dân Việt cho thấy nước trên sông đã "rút" mạnh, nhiều đoạn trơ bùn, đặc biệt nước sông trở lại màu đen kịt và xuất hiện nhiều cá chết.
Ngày 13/7 - tức sau 3 ngày Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội xả hơn 1 triệu m3 nước từ hồ Tây vào sông Tô Lịch, mực nước đã rút mạnh.
Đặc biệt, nước của sông Tô Lịch đã trở về đen kịt như trước khi tiến hành xả nước từ hồ Tây vào sông.
Khu vực đặt các máy móc thí điểm xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch của các chuyên gia Nhật Bản.
Các thiết bị của các chuyên gia Nhật Bản vẫn đang hoạt động.
Mực nước sông Tô Lịch xuống rất thấp, điều này có thể quan sát tự nhiên bằng mắt thường. Trước đó, các chuyên gia đánh giá, việc xả hơn 1 triệu m3 khối nước, mực nước chỉ duy trì được "trong vài bữa". "Sông Tô Lịch không có nguồn nước liên tục từ hồ Tây xả ra. Việc xả nước từ hồ Tây ra sông Tô Lịch không liên tục. Có nước thì xả, không có lại ngưng nên không có tác dụng gì với vấn đề ô nhiễm của sông Tô Lịch", PGS. TS Trần Hồng Côn (Khoa Hóa, ĐH Khoa học Tự nhiên) nói.
Đáng chú ý, khi nước sông "rút", ghi nhận của PV Dân Việt cho thấy, rất nhiều xác cá chết đang trôi nổi, "mắc cạn" dọc theo sông Tô Lịch.
Xác cá hòa lẫn với bùn và rác ở khu vực "thượng nguồn" sông Tô Lịch khu vực gần Hoàng Quốc Việt.
Xác cá chủ yếu dạt vào bờ...
hoặc mắc cạn
Được biết, trong hai ngày từ 9-10/7, Công ty Thoát nước Hà Nội xả hơn 1 triệu m3 nước từ Hồ Tây ra sông Tô Lịch.
Việc mở cửa xả nước là do mực nước Hồ Tây đang cao hơn quy định và việc này đồng thời biến nước sông đổi màu và đỡ hôi thối hơn trước đó.
Đơn vị lắp đặt “bảo bối“ của Nhật Bản dự kiến sẽ xin lùi ngày lấy mẫu nước sông Tô Lịch để chờ nước sông...