Sông Tô Lịch bất ngờ được quây rào sắt, đặt thêm “bảo bối” của Nhật Bản

Một đoạn sông Tô Lịch được quây lại bằng rào sắt và đặt thêm các tấm vật liệu thiên nhiên để trình diễn xử lý bùn.

Sông Tô Lịch bất ngờ được quây rào sắt, đặt thêm “bảo bối” của Nhật Bản - 1

Quang cảnh sông Tô Lịch đoạn đầu đường Hoàng Quốc Việt sau 1 tháng xử dụng công nghệ Nano-Bioreactor của Nhật Bản.

Sáng 17/6, Công ty Cổ phần cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE) - đơn vị đưa công nghệ Nhật Bản về Việt Nam đã bắt đầu cho chạy thử nghiệm Khu vực trình diễn xử lý bùn.

Theo đó, đoạn sông Tô Lịch ở gần đường Hoàng Quốc Việt (quận Cầu Giấy) – đầu nguồn của sông thường xuyên bị hở bùn do mực nước sông thấp. Để xử lý khoảng bùn này, các chuyên gia Nhật Bản đã cho quây rào sắt, đặt thêm 4 tấm vật liệu Bioreactor và bơm nước đoạn đã được máy sục khí Nano xử lý đưa vào.

Có mặt tại bờ sông Tô Lịch, ông Nguyễn Tuấn Anh – Chủ tịch HĐQT JVE chia sẻ: “Diện tích khu xử lý này rộng khoảng 70m2, được gọi là Khu vực trình diễn xử lý bùn. Công nghệ Nano-Bioreactor sẽ phân hủy lớp bùn hữu cơ thành khí CO2 và nước mà không cần nạo vét cơ học”.

Sông Tô Lịch bất ngờ được quây rào sắt, đặt thêm “bảo bối” của Nhật Bản - 2

Ông Nguyễn Tuấn Anh – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần cải thiện môi trường Nhật Việt.

Giải thích về lý do quây riêng khu vực để xử lý bùn, ông Tuấn Anh cho rằng, lớp bùn bẩn tích tụ rất dày, để xử lý hết phải mất thời gian sau 2 tháng. Chính vì vậy, các chuyên gia Nhật Bản đã quyết định quây khu vực này để mọi người có thể cảm nhận rõ hơn hiệu quả công nghệ Nano-Bioreactor.

Ông Tuấn Anh cho biết thêm, sau một tháng áp dụng công nghệ Nano-Bioreactor đã đem lại hiệu quả trong việc xử lý ô nhiễm nước và phân hủy bùn bẩn.

Kết quả quan trắc cho thấy, độ dày của bùn đã giảm từ 15-20cm, nồng độ khí độc Hydro Sunfua(H2S), khí Amoniac (NH3) gây mùi hôi thối khó chịu đã giảm hẳn.

Để đánh giá chính xác hiệu quả sau 1 tháng xử lý của công nghệ Nano-Bioreactor, sáng 17/6, các chuyên gia của Viện Công nghệ môi trường (Viện hàn lâm khoa học Việt Nam) và Trung tâm chất lượng và bảo vệ tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã cùng nhau lấy mẫu nước sông Tô Lịch đoạn đặt công nghệ Nano Nhật Bản để mang đi xét nghiệm.

Sông Tô Lịch bất ngờ được quây rào sắt, đặt thêm “bảo bối” của Nhật Bản - 3

Các chuyên gia  lấy mẫu nước tại các vị trí khác nhau để mang đi xét nghiệm.

Sông Tô Lịch bất ngờ được quây rào sắt, đặt thêm “bảo bối” của Nhật Bản - 4

Kết quả xét nghiệm sẽ có trong khoảng 7-10 ngày, sẽ đánh giá được hiệu quả của công nghệ Nano Nhật Bản trong việc xử lý ô nhiễm ở sông Tô Lịch.

Sông Tô Lịch bất ngờ được quây rào sắt, đặt thêm “bảo bối” của Nhật Bản - 5

 Một đoạn sông diện tích khoảng 70m2 đã được quây lại bằng hàng rào sắt để xử lý bùn.

Sông Tô Lịch bất ngờ được quây rào sắt, đặt thêm “bảo bối” của Nhật Bản - 6

Sông Tô Lịch bất ngờ được quây rào sắt, đặt thêm “bảo bối” của Nhật Bản - 7

Các chuyên gia Nhật Bản đặt thêm 4 tấm Bioreactor xuống khu vực này.

Sông Tô Lịch bất ngờ được quây rào sắt, đặt thêm “bảo bối” của Nhật Bản - 8

Nguồn nước được bơm từ bên ngoài vào là nước sông đã qua máy sục Nano.

Sông Tô Lịch bất ngờ được quây rào sắt, đặt thêm “bảo bối” của Nhật Bản - 9

Các tấm Bioreactor được làm chủ yếu từ đá núi lửa Nhật Bản, có tuổi thọ lên đến hàng chục năm.

Sông Tô Lịch bất ngờ được quây rào sắt, đặt thêm “bảo bối” của Nhật Bản - 10

 Công nghệ Nano-Bioreactor đã được Nhật Bản nghiên cứu đưa vào sử dụng từ những năm 1994.

Sông Tô Lịch bất ngờ được quây rào sắt, đặt thêm “bảo bối” của Nhật Bản - 11

 Công nghệ này đã thực hiện thành công ở một số nước như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Indonesia…

Sông Tô Lịch bất ngờ được quây rào sắt, đặt thêm “bảo bối” của Nhật Bản - 12

Người dân sống ven bờ sông Tô Lịch đang rất hy vọng công nghệ này có thể làm hồi sinh được con sông đã ô nhiễm nhiều năm qua.

”Bảo bối” dưới sông Tô Lịch cần thêm ”trợ thủ” sau 1 tháng hoạt động

Do mực nước sông Tô Lịch xuống thấp nên máy sục khí Nano cần có thiết bị hỗ trợ để có thể xử lý ô nhiễm trên...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Triệu Quang ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN