Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo không dùng buồng khử khuẩn chưa kiểm nghiệm

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Những chiếc buồng khử khuẩn này chưa được chứng minh về hiệu quả diệt virus và sự an toàn đối với người dùng.

Những ngày qua, nhiều cơ quan, đơn vị ở TP.HCM đã trang bị buồng khử khuẩn toàn thân, như Viện Y dược học dân tộc TP.HCM, Bệnh viện Nhi đồng 1,… sử dụng thiết bị do Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ - Thành đoàn TP.HCM và Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM nghiên cứu, sản xuất.

Trả lời phóng viên về tính an toàn của các thiết bị nói trên, ngày 22/3, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng từng cho biết, Sở ủng hộ việc đưa vào thử nghiệm các thiết bị này phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 và sẽ có những đánh giá chuyên môn.

Chỉ sau một thời gian ngắn, ngày 27/3, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng đã ký văn bản khẩn, khuyến cáo không sử dụng buồng khử khuẩn toàn thân cho người bước vào.

“Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo các cơ sở khám chữa bệnh, tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố không nên sử dụng buồng khử khuẩn toàn thân do chưa được chứng minh về hiệu quả diệt virus và sự an toàn đối với người dùng”, Sở Y tế TP.HCM nêu rõ trong văn bản khẩn.

Bác sĩ của Viện Y dược học dân tộc TP.HCM sử dụng buồng khử khuẩn toàn thân.

Bác sĩ của Viện Y dược học dân tộc TP.HCM sử dụng buồng khử khuẩn toàn thân.

Theo Sở Y tế TP.HCM, trên các phương tiện thông tin nêu rất nhiều về buồng khử khuẩn toàn thân di động, và thực tế trên địa bàn TP.HCM đã có một số cơ sở khám chữa bệnh đưa vào sử dụng.

Dẫn thông tin từ nhà sản xuất, Sở Y tế TP.HCM cho biết, hệ thống buồng khử khuẩn được thiết kế dựa trên nguyên tắc sử dụng dung dịch muối ion hóa (anolyte) dạng phun sương toàn thân nhằm sát khuẩn nhanh bề mặt cơ thể con người.

Đến ngày 26/3, Sở Y tế đã nhận được ý kiến chuyên môn của Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn TP.HCM. Theo đó tác dụng khử khuẩn của anolyte chính là nhờ vào thành phần clo hoạt tính. Trong y tế, anolyte được sử dụng chủ yếu để khử khuẩn các dụng cụ, bề mặt buồng bệnh, phòng mổ, máy móc, vật dụng hằng ngày,…

Trước đó, Bộ Y tế cũng đã khuyến cáo các tổ chức, cá nhân không nên sử dụng buồng khử khuẩn toàn thân khi chưa được Hội đồng Khoa học - Công nghệ (Bộ Y tế) thông qua, vì chưa đủ tài liệu chứng minh hiệu quả diệt vi khuẩn và sự an toàn cho người sử dụng.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Bộ Y tế nói gì về buồng khử khuẩn và phòng áp lực âm chống Covid-19?

Bộ Y tế nói về tác dụng của buồng khử khuẩn toàn thân và phòng áp lực âm trong phòng chống Covid-19

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN