Số tài sản, vật chứng 'khủng' thu giữ trong vụ án Tập đoàn Vạn Thịnh Phát

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Hiện nay, tổng số tiền đang tạm giữ trong tài khoản của Cục Thi hành án dân sự TPHCM do Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an chuyển và do cá nhân, tổ chức nộp tại Cục trong vụ án Vạn Thịnh Phát là hơn 4.250 tỷ đồng và 27 triệu USD (tương đương 685 tỷ đồng).

Cục Thi hành án dân sự TPHCM vừa có văn bản gửi Tòa án nhân dân cấp cao tại TPHCM cung cấp thông tin về việc tiếp nhận vật chứng và số tiền khắc phục của các đương sự trongvụ án Vạn Thịnh Phát.

Theo đó, các tang vật và tiền do Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an chuyển sang Cục Thi hành án dân sự TPHCM gồm hai giai đoạn.

Bà Trương Mỹ Lan và các cá nhân, tổ chức đã nộp hơn 4.250 tỷ đồng và 27 triệu USD để khắc phục hậu quả.

Bà Trương Mỹ Lan và các cá nhân, tổ chức đã nộp hơn 4.250 tỷ đồng và 27 triệu USD để khắc phục hậu quả.

Về tang vật, giai đoạn 1 gồm có tài liệu về cổ phần là 23 sổ sở hữu cổ phần với hơn 2,34 tỷ cổ phần; 1.307 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; 34 sổ tiết kiệm với hơn 617 tỷ đồng; các thiết bị điện tử khác bao gồm điện thoại di động, ổ cứng CPU, máy vi tính để bàn, máy tính xách tay…

Giai đoạn 2 gồm có 79 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; 3 thẻ tiết kiệm có kỳ hạn tại Vietcombank với tổng số tiền là 38,6 tỷ đồng, gồm 2 thẻ mang tên Chu Duyệt Hằng trị giá 31,9 tỷ đồng, thẻ mang tên bà Trương Mỹ Lan có số tiền 6,7 tỷ đồng; hai thẻ tiết kiệm có kỳ hạn tại Vietcombank trị giá 2,5 tỷ đồng, một sổ tiết kiệm tại Eximbank trị giá 10 tỷ đồng.

Các tang vật khác gồm 1 túi xách hiệu Hermes, 8 máy tính xách tay, 10 điện thoại, 5 ổ cứng, 3 đầu thu kỹ thuật số…

Theo Cục Thi hành án dân sự TPHCM, các khoản tiền gồm có hơn 1.786 tỷ đồng và hơn 26,6 triệu USD.

Đối với các khoản tiền do các tổ chức, cá nhân nộp khắc phục tại Cục Thi hành án dân sự TPHCM được thống kê là hơn 2.464 tỷ đồng và 400.000 USD. Trong đó, nộp trong giai đoạn xét xử sơ thẩm là 390 tỷ đồng; nộp sau khi có bản án sơ thẩm (ngày 11/4) là hơn 2.073 tỷ đồng và 400.000 USD.

Như vậy, tổng số tiền đang tạm giữ trong tài khoản của Cục Thi hành án dân sự TPHCM do Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an chuyển và do cá nhân, tổ chức nộp tại Cục là hơn 4.250 tỷ đồng và 27 triệu USD (tương đương 685 tỷ đồng).

Tài sản ngoài vụ án của bà Lan có gì?

Trước đó, Cục Thi hành án dân sự TPHCM nhận được đơn đề nghị ngày 23/10 của bà Trương Mỹ Lan. Nội dung đơn nêu ý kiến, trình bày, đề nghị liên quan đến việc tổ chức thi hành án phần dân sự theo bản án số 157/2024/HS-ST (vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1), bản án số 504/2024/HSST ngày 17/11/2024 (vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2), gồm việc ưu tiên thi hành án cho bị hại là các trái chủ trong giai đoạn 2, thứ tự xử lý tài sản kê biên, phong tỏa, cách thức thi hành án đối với một số tài sản…

Đáng chú ý, trong đơn này, bà Trương Mỹ Lan cho biết, đối với một số tài sản không liên quan đến vụ án, không bị thế chấp, không bị kê biên và tài sản bạn bè cho mượn để bán, chuyển nhượng nhằm có thêm nguồn tiền để khắc phục hậu quả thì cho phép gia đình chủ động tìm kiếm đối tác, khách hàng để tiếp tục phát triển hoặc chuyển nhượng.

Bà Trương Mỹ Lan có 18% cổ phần tại tòa nhà Vietcombank Tower.

Bà Trương Mỹ Lan có 18% cổ phần tại tòa nhà Vietcombank Tower.

Các tài sản đó là 18% cổ phần tại tòa nhà Vietcombank Tower, tòa nhà văn phòng Capital Place, 65 tài sản không thế chấp cho nghĩa vụ nợ hiện đang do Ngân hàng OCB nắm giữ và quản chấp (trong đó có dự án 6A Bình Chánh).

Theo bà Lan trình bày, riêng đối với một số tài sản có nguồn gốc từ trước năm 2012 bằng số tiền kinh doanh tích cóp của gia tộc suốt gần 50 năm qua. Trong đó, có một số tài sản đang thế chấp tại Ngân hàng SCB, một số đang bị kê biên và nằm trong danh mục, phụ lục của bản án sơ thẩm. Phần tài sản này một phần được hình thành từ thời ông bà để lại nên đề nghị Cục Thi hành án dân sự TPHCM xem xét để xử lý thi hành án sau cùng. Trường hợp xử lý các tài sản nêu trên đã đủ khắc phục hậu quả thì số tài sản này xin các cơ quan chức năng giải tỏa kê biên, giữ lại làm tài sản, làm kế sinh nhai cho gia tộc.

Để tạo điều kiện cho việc xử lý tài sản khắc phục hậu quả vụ án được hiệu quả và nhanh chóng, giảm bớt thiệt hại cho những bị hại và những người có liên quan, bà Lan kiến nghị Cục Thi hành án dân sự TPHCM và các cơ quan có liên quan xem xét tạo điều kiện để được chủ động thi hành án khắc phục triệt để hậu quả vụ án một cách hiệu quả nhất.

Nguồn: [Link nguồn]

Đây là 1 trong số hơn 35.000 người đầu tư trái phiếu được xác định là bị hại trong đại án Vạn Thịnh Phát, giai đoạn 2.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Duy Quang ([Tên nguồn])
Vụ án Vạn Thịnh Phát Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN