Sợ "tắc đường", người Hà Nội tiễn Táo quân “về trời” sớm

Ngày mai mới đúng ngày ông Công ông Táo nhưng nhiều gia đình ở Hà Nội đã tiễn các ông về trời trước một ngày.

Sợ "tắc đường", người Hà Nội tiễn Táo quân “về trời” sớm - 1

Khoảng 11h trưa 7/2 (tức 22 tháng Chạp), tại các sông, hồ ở Hà Nội xuất hiện nhiều người dân tiễn ông Công ông Táo về trời sớm.

Sợ "tắc đường", người Hà Nội tiễn Táo quân “về trời” sớm - 2

Theo người dân, việc tiễn Táo quân sớm trong ngày 22 tháng Chạp là điều hoàn toàn bình thường và năm nào cũng có một bộ phận lớn người dân làm sớm. Theo quan niệm dân gian, cá chép là phương tiện đưa Táo quân về trời.

Sợ "tắc đường", người Hà Nội tiễn Táo quân “về trời” sớm - 3

Những chú cá chép đỏ, vàng sau khi cúng sẽ được người dân mang ra khu vực sông, hồ để thả. Vật dụng đựng cá chép đỏ chủ yếu là những bịch nilon.

Sợ "tắc đường", người Hà Nội tiễn Táo quân “về trời” sớm - 4

Ven Hồ Tây trên đường Thanh Niên, người dân tiễn ông Công ông Táo khá đông. Họ nhẹ nhàng thả cá chép vàng từ từ xuống mặt nước trong thời tiết rét buốt của Hà Nội.

Sợ "tắc đường", người Hà Nội tiễn Táo quân “về trời” sớm - 5

Ngày ông Công ông Táo về trời cũng là kết thúc một năm nên khoảnh khắc thả cá chép xuống nước thường mang nhiều cảm xúc đặc biệt.

Sợ "tắc đường", người Hà Nội tiễn Táo quân “về trời” sớm - 6

Theo quan niệm của người Việt, ngày tiễn ông Công ông Táo không chỉ là một nét đẹp văn hóa mà còn là ngày mọi người hướng về cội nguồn.

Sợ "tắc đường", người Hà Nội tiễn Táo quân “về trời” sớm - 7

Theo ghi nhận, tại các bến thả cá thuộc hồ Tây không có hiện tượng vứt rác bừa bãi, luôn có đội tình nguyện hướng dẫn người dân thả và họ thu gom túi nilon, đảm bảo môi trường sạch sẽ. Trong ảnh, các cụ bà Hội phụ nữ phường Bưởi (Tây Hồ) chịu rét thu gom túi nilon

Sợ "tắc đường", người Hà Nội tiễn Táo quân “về trời” sớm - 8

Ngoài ra còn có đội tình nguyện thanh niên xung phong phường Bưởi cũng cử người thu gom túi nilon sau khi người dân thả cá chép xuống hồ.

Sợ "tắc đường", người Hà Nội tiễn Táo quân “về trời” sớm - 9

Người dân không chỉ thả cá chép, họ còn phóng sinh ốc, trai, trạch… xuống Hồ Tây

Sợ "tắc đường", người Hà Nội tiễn Táo quân “về trời” sớm - 10

Người dân đứng chắp tay cầu nguyện sau khi tiễn ông Táo về trời trong giá rét

Sợ "tắc đường", người Hà Nội tiễn Táo quân “về trời” sớm - 11

Thời tiết giá lạnh khiến cá chép chỉ loanh quanh khu vực gần bờ.

Sợ "tắc đường", người Hà Nội tiễn Táo quân “về trời” sớm - 12

Tại cầu Long Biên, nhiều bạn trẻ có mặt từ sớm để thuyết phục người dân "thả cá, không thả túi nilon" để bảo vệ môi trường.

Sợ "tắc đường", người Hà Nội tiễn Táo quân “về trời” sớm - 13

Các bạn trẻ mang cá chép của người dân từ trên cầu Long Biên xuống chân cầu để thả, nếu thả từ trên cao xuống cá sẽ chết.

Sợ "tắc đường", người Hà Nội tiễn Táo quân “về trời” sớm - 14

Dọc hai bên cầu, đội tình nguyện để xô buộc dây để người dân thả cá chép xuống sông Hồng.

Sợ "tắc đường", người Hà Nội tiễn Táo quân “về trời” sớm - 15

Trên cầu Chương Dương người dân vứt cả cá chép cùng túi nilon xuống sông.

Nên thả cá chép thật hay cá chép giấy để tiễn ông Công ông Táo?

Thả cá chép tiễn Táo quân cũng phải đúng cách, bằng cả cái tâm chứ không nên theo phong trào.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Phú ([Tên nguồn])
Ngày ông Công ông Táo Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN