Sợ "tắc đường", người Hà Nội tiễn Táo quân về trời sớm

Mặc dù 23 tháng Chạp mới là ngày ông Công ông Táo, nhưng từ sáng nay 31/1 (tức 22 tháng Chạp), rất nhiều người Hà Nội đã thả cá chép tiễn Táo Quân về trời sớm với ước mong mọi điều tốt lành sẽ đến trong năm mới.

Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.

Năm nay, ngày ông Công, ông Táo vào rơi vào thứ 2, vì vậy nhiều người đã làm lễ cúng tiễn ông Táo vào ngày hôm nay bởi sang đầu tuần nhiều gia đình bận đi làm không có thời gian làm lễ. Một số người lại nói đùa rằng "tiễn Táo Quân về trời sớm để tránh tắc đường".

Ngoài ý nghĩa cá chép vượt vũ môn hóa rồng, cá chép làm phương tiện cho Táo quân cưỡi về trời, phong tục thả cá chép trong ngày 23 tháng Chạp còn thể hiện tinh thần nhân đạo của người Việt Nam.

Sợ "tắc đường", người Hà Nội tiễn Táo quân về trời sớm - 1

Sáng nay 31/1, sau khi lễ tạ, người dân ở Hà Nội mang vàng mã ra hóa...

Sợ "tắc đường", người Hà Nội tiễn Táo quân về trời sớm - 2

...và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để cá chở ông Táo lên chầu Trời. Theo tục lệ, người Việt tin rằng, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, Táo quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. 

Sợ "tắc đường", người Hà Nội tiễn Táo quân về trời sớm - 3

Cá chép được người dân cho vào hộp nhựa hay túi nilon rồi mang ra ao, hồ...

Sợ "tắc đường", người Hà Nội tiễn Táo quân về trời sớm - 4

Những năm gần đây, cá chép đỏ được nhiều người dân ưa chuộng dù giá đắt hơn chép trắng.

Sợ "tắc đường", người Hà Nội tiễn Táo quân về trời sớm - 5

Thả cá chép tiễn Táo quân về trời theo mong muốn cầu chúc cho một năm mới tốt lành, vạn sự như ý, mọi nhà được ấm no.

Sợ "tắc đường", người Hà Nội tiễn Táo quân về trời sớm - 6

Tập quán này còn giúp sông hồ, hồi sinh, vì thế nhiều người rất nâng niu mỗi khi thả cá, đảm bảo cá được phóng sinh đúng ý nghĩa. Trong ảnh, người dân đi xuống đi xuống bậc thềm sát mặt nước thả cá chép.

Sợ "tắc đường", người Hà Nội tiễn Táo quân về trời sớm - 7

Nhẹ nhàng nâng túi nilon tiễn ông Táo về Trời

Sợ "tắc đường", người Hà Nội tiễn Táo quân về trời sớm - 8

Nhiều gia đình mua cả một xô cá chép đỏ phóng sinh xuống Hồ Tây

Sợ "tắc đường", người Hà Nội tiễn Táo quân về trời sớm - 9

Theo người dân, mực nước ở Hồ Tây năm nay cao hơn năm ngoái nên việc thả cá rất dễ dàng, đảm bảo cá không bị chết sau khi thả

Sợ "tắc đường", người Hà Nội tiễn Táo quân về trời sớm - 10

Một số người lại đứng trên lan can tiễn ông Táo lên chầu Trời

Sợ "tắc đường", người Hà Nội tiễn Táo quân về trời sớm - 11

Bé Lê Gia Khôi được mẹ đưa ra Hồ Tây thả cá chép và phóng sinh 7 con chim, bé rất thích thú khi lần đầu tiên được thả cả chép và mở lồng cho những chú chim bay ra

Sợ "tắc đường", người Hà Nội tiễn Táo quân về trời sớm - 12

Đây cũng là dịp để các em nhỏ nhớ về cội nguồn, lưu giữ phong tục truyền thống của dân tộc

Sợ "tắc đường", người Hà Nội tiễn Táo quân về trời sớm - 13

Một nhóm sinh viên ở Hà Nội trong trang phục Táo Quân đi dọn dẹp rác và nhắc nhở mọi người không thả túi nilon, tro... xuống hồ để đảm bảo không làm ô nhiễm nguồn nước và phát lì xì cho những người đưa rác cho đội tình nguyện.

Sợ "tắc đường", người Hà Nội tiễn Táo quân về trời sớm - 14

Tuy nhiên một số người vẫn thả tro xuống Hồ Tây

Sợ "tắc đường", người Hà Nội tiễn Táo quân về trời sớm - 15

Những du khách nước ngoài thích thú khi thấy người dân Hà Nội mang cá chép thả xuống hồ

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Phú ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN