Singapore: Không nộp phí đường bộ, bị phạt tù

Singapore được coi là quốc gia Đông Nam Á giải quyết thành công nhất vấn nạn kẹt xe. Để đảm bảo các phương tiện lưu thông liên tục, Singapore giới hạn nghiêm ngặt số lượng xe ô tô lưu hành trên đường. Đồng thời, áp dụng hệ thống tính phí điện tử đối với các tài xế đi vào các khu trung tâm thương mại.

Bán vé tự động

Straitstimes dẫn số liệu của Bộ GTVT Singapore: Mỗi ngày có đến gần 400.000 ô tô di chuyển từ ngoại thành vào nội thành, tuy vậy, tốc độ trên các tuyến cao tốc xấp xỉ 64km/h, còn các tuyến thường khoảng 27km/h. Theo chuyên gia giao thông của Cục Vận tải Trung Quốc - Sun Ming Zhu khi sang đây khảo sát thì đó là tốc độ lý tưởng, ngay cả với những quốc gia có hệ thống hạ tầng giao thông phát triển khác. Không những thế, trong giờ cao điểm cũng hiếm khi thấy bóng CSGT trên đường. Đoàn chuyên gia Trung Quốc khi khảo sát đã tính toán được: Muốn đến bất cứ đâu, kể cả sân bay (nơi xa trung tâm nhất) có thể tính toán khá chính xác thời gian di chuyển (tối đa là 20-30 phút).

Để làm được điều này, Singapore cũng phải trải qua cả thập kỷ điêu đứng vì nạn ùn tắc giống như nhiều quốc gia khác trong khu vực. Từ 1998 đến nay, Singapore đưa vào sử dụng hệ thống thu phí đường bộ điện tử -  ERP (Electronic Road Pricing) trên nhiều tuyến đường dẫn vào trung tâm, các xa lộ và trục giao thông chính nhằm hạn chế xe lưu thông trong giờ cao điểm. Hệ thống này có chi phí  duy trì thấp, cắt giảm toàn bộ nhân viên bán vé.

Sự vận hành của ERP dựa trên 3 bộ phận chính là các cổng ERP đặt trên các tuyến đường, thiết bị thu phí gắn trên phương tiện và thẻ nạp tiền trả trước, cuối cùng là hệ thống máy tính trung tâm. Một thiết bị gọi là IU được lắp trên ô tô, ở góc dưới bên phải kính chắn gió trước, để lái xe đút thẻ Cash Card hoặc EzLink Card vào đó trả phí giao thông tự động. Những xe không lắp thiết bị hoặc không nạp đủ tiền vào thẻ sẽ bị xem như vi phạm Luật Giao thông. Trong vòng 2 tuần kể từ khi vi phạm, trung tâm kiểm soát sẽ gửi thông báo yêu cầu nộp phạt cho lái xe. Vé phạt trị giá 10 SGD, nếu nộp chậm trễ sẽ tăng lên 70 SGD. Trong trường hợp quá 30 ngày, chủ phương tiện phải đóng 1.000 SGD (gần 2 triệu đồng) hoặc chịu một tháng tù.

Singapore: Không nộp phí đường bộ, bị phạt tù - 1

Mức phí sẽ thay đổi 30 phút một lần theo mật độ lưu thông trên đường

Càng vào nội thành phí càng cao

Hệ thống thu phí giao thông điện tử ERP (Electronics Road Pricing), thực chất là thuế giờ cao điểm được đưa vào hoạt động trong khu vực trung tâm thành phố để giảm lưu lượng xe qua các khu vực này. Cổng ERP được lắp trên tất cả các con đường dẫn tới khu trung tâm, các xa lộ và những trục giao thông chính đông đúc.

Từ ngoại ô vào trung tâm thành phố sẽ phải chạy qua 5 trạm ERP, nếu đi hết 5 trạm này, tổng phí sẽ lên đến 15 SGD (hơn 250.000 đồng). Tuy nhiên, mức giá đó chỉ là tương đối bởi các mức phí sẽ có sự thay đổi phụ thuộc vào địa điểm và thời gian. Mức phí sẽ thay đổi 30 phút một lần theo mật độ lưu thông trên đường. Cứ sau 3 tháng, Cơ quan Quản lý giao thông đường bộ Singapore sẽ kiểm tra lại mức giá một lần để điều chỉnh. Mức thu phí hiện nay dao động trong khoảng 50 cent đến 3,5 SGD (khoảng 59.000 đồng) mỗi lượt phương tiện qua các cổng ERP.

Tờ Straitstimes dẫn số liệu do Bộ trưởng Bộ GTVT Singapore - Lui Tuck Yew công bố: Áp dụng ERP giúp giảm khoảng 30.000 lượt phương tiện trong giờ cao điểm, tốc độ tham gia giao thông tăng khoảng 20%, đường phố thông thoáng hơn giúp các phương tiện đi lại thoải mái. Khu vực đặt ERP, lượng phương tiện giảm 15%. Có thời điểm, lượng xe lưu hành trong giờ tính phí giảm tới 50%.

Từ ngoại ô vào trung tâm thành phố sẽ phải chạy qua 5 trạm ERP, nếu đi hết 5 trạm này, tổng phí sẽ lên đến 15 SGD (hơn 250.000 đồng). Tuy nhiên, mức giá đó chỉ là tương đối bởi các mức phí sẽ có sự thay đổi phụ thuộc vào địa điểm và thời gian. Cứ sau 3 tháng, Cơ quan Quản lý giao thông đường bộ Singapore sẽ kiểm tra lại mức giá một lần để điều chỉnh.

Nhiều lái xe trốn phí bằng cách  đi vào các đường nhỏ hơn nhằm tránh đi qua cổng ERP. Việc này gây cảnh ùn tắc tại các tuyến đường nhỏ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyên Phong - Hà Phương (Báo Giao thông vận tải/Straitstimes, Reuters)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN