Sau vụ ô nhiễm nguồn nước, Hòa Bình đòi Công ty nước sạch Sông Đà trả hồ Đầm Bài

Sau sự cố Nhà máy nước Sông Đà bị ô nhiễm dầu, tỉnh Hòa Bình đã đề nghị công ty có phương án làm đường ống kín để lấy nước sông Đà, đồng thời sớm ấn định ngày trả lại hồ Đầm Bài cho tỉnh quản lý theo đúng công năng, mục đích

Ngày 25-10, Tỉnh ủy Hòa Bình đã có làm việc với Công ty CP đầu tư nước sạch Sông Đà để trao đổi một số vấn đề, nội dung liên quan đến sự cố ô nhiễm nguồn nước tại Nhà máy nước sạch Sông Đà xảy ra vừa qua.

Hồ Đầm Bài được Công ty CP Đầu tư nước sạch Sông Đà "mượn" để sản xuất, kinh doanh nước sách

Hồ Đầm Bài được Công ty CP Đầu tư nước sạch Sông Đà "mượn" để sản xuất, kinh doanh nước sách

Tại cuộc làm việc này, tỉnh Hòa Bình nêu rõ để đảm bảo an toàn nguồn nước, trước mắt cũng như về lâu dài, Công ty nước sạch Sông Đà cần phải đầu tư xây dựng hệ thống ống dẫn nước kín từ sông Đà về nhà máy, không dùng kênh dẫn nước hở như hiện nay và không sử dụng nguồn nước sông Đà thông qua hồ Đầm Bài để sản xuất nước sạch.

Đồng thời, Hòa Bình yêu cầu Công ty nước sạch Sông Đà sớm xác định thời hạn cụ thể để trả lại hồ Đầm Bài cho tỉnh quản lý, sử dụng đúng công năng, phục vụ sản xuất.

Cũng theo báo cáo tại cuộc họp này, tỉnh Hòa Bình đề nghị công ty khẩn trương xây dựng hệ thống ống dẫn nước thô kín khi đầu tư mở rộng Nhà máy giai đoạn II, cũng như thay thế hệ thống kênh dẫn hiện tại bằng hệ thống ống dẫn kín... sớm báo cáo Thủ tướng Chính phủ để có quy hoạch sử dụng nước sông Đà...

Theo báo cáo của UBND tỉnh Hòa Bình, trong quá trình xây dựng Nhà máy nước Sông Đà, công ty có "mượn" hồ Đầm Bài (đang có chức năng phục vụ tưới tiêu trên địa bàn) để kinh doanh nước sạch.

Hình ảnh nguồn nước dẫn về hồ Đầm Bài bị ô nhiễm

Hình ảnh nguồn nước dẫn về hồ Đầm Bài bị ô nhiễm

Từ năm 2005 đến nay, do Nhà máy nước sạch Sông Đà chưa xây dựng được hồ chứa đủ lớn để phục vụ công suất 300.000 m3 nước/ngày đêm nên hồ Đầm Bài được mượn để làm hồ chứa. Công ty nước sạch Sông Đà hứa sau khi nâng công suất dự án lên gấp đôi ở giai đoạn 2, sẽ nâng cấp và xây kênh dẫn nước đúng tiêu chuẩn thì trả lại hồ Đầm Bài. Tuy nhiên, đến nay, giai đoạn 2 của dự án sắp xong, nhưng chủ đầu tư vẫn chưa trả hồ Đầm Bài.

Trước đó, trong sáng cùng ngày 25-10, Công ty CP đầu tư nước sạch Sông Đà đã phát đi thông cáo gửi lời xin lỗi người dân sau sự cố nguồn nước sông Đà bị "đầu độc", đồng thời xin được cung cấp nước miễn phí trong thời kỳ xảy ra sự cố, tương đương 1 tháng tiền nước.

Công nhân Nhà máy nước Sông Đà xử lý, khắc phục sự cố nguồn nước nhiễm dầu thải

Công nhân Nhà máy nước Sông Đà xử lý, khắc phục sự cố nguồn nước nhiễm dầu thải

Cũng theo thông cáo, hiện công ty đã hoàn thành khắc phục sự cố để đủ điều kiện cung cấp nước sạch trở lại cho khách hàng, đồng thời đã xác định được nguyên nhân sự cố, đánh giá thiếu sót và nhìn nhận trách nhiệm của công ty.

Như Báo Người Lao Động đã thông tin, khoảng 21 giờ 30 phút ngày 8-10, tại đường giao thông liên xã Phú Minh - Phúc Tiến, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình xảy ra vụ việc một số đối tượng đổ trộm dầu thải xuống mặt đường và chảy xuống suối Trầm thuộc xóm Quyết Tiến, xã Phúc Tiến, chảy đến hồ Đầm Bài (là nơi cung cấp nước cho Nhà máy nước sạch Sông Đà), gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và nguồn nước cung cấp cho Nhà máy nước sạch Sông Đà.

Sau khi vào cuộc điều tra, Công an tỉnh Hòa Bình đã xác định được nhóm nghi phạm đổ dầu thải "đầu độc" nguồn nước sông Đà và đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam 2 tháng đối với Nguyễn Chương Đại (SN 1994, trú tại tỉnh Bắc Ninh), Hoàng Văn Thám (SN 1986, trú tỉnh Lạng Sơn) và Lý Đình Vũ (SN 1982, ở Thuận Thành, Bắc Ninh) để điều tra về tội "Gây ô nhiễm môi trường", theo quy định tại Khoản 2 Điều 235 Bộ luật hình sự năm 2015.

Lời xin lỗi của Công ty nước sạch Sông Đà là vô nghĩa, cần phải đưa ra tòa

Khẳng định lời xin lỗi muộn màng của Công ty nước sạch sông Đà là vô nghĩa, đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai)...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Tuấn - Phong Sơn ([Tên nguồn])
Nước sông Đà có mùi lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN