Sau vụ “hỗn chiến” khi thả cá phóng sinh ở TP.HCM, nhóm chích điện đã “mất tích”

Đội quân chích điện bắt cá phóng sinh tiễn ông Công ông Táo vắng bóng khi lực lượng chức năng liên ngành túc trực tại bến sông bên chùa Diệu Pháp, quận Bình Thạnh.

Sáng 2/2 (23 tháng Chạp), nhiều người dân TP.HCM tìm đến những bến bên bờ sông Sài Gòn phóng sinh các loài động vật để tiễn ông Công ông Táo. Tại chùa Diệu Pháp, quận Bình Thạnh, nhiều người mang theo các loại cá đến thả tại bến chùa từ sớm. Bến sông này được xem là một trong những điểm thả cá phóng sinh thu hút nhiều người dân nhất TP.HCM.

Sáng 2/2 (23 tháng Chạp), nhiều người dân TP.HCM tìm đến những bến bên bờ sông Sài Gòn phóng sinh các loài động vật để tiễn ông Công ông Táo. Tại chùa Diệu Pháp, quận Bình Thạnh, nhiều người mang theo các loại cá đến thả tại bến chùa từ sớm. Bến sông này được xem là một trong những điểm thả cá phóng sinh thu hút nhiều người dân nhất TP.HCM.

Các loại cá được người dân phóng sinh chủ yếu gồm: cá chép đỏ; cá rô; cá trê; cá lóc;… Một số nhóm người mua hàng chục đến hàng trăm ký cá, trị giá hàng triệu đồng, thuê người chở đến chùa làm lễ cầu sức khoẻ, tài lộc cho năm mới sắp đến trước khi phóng sinh.

Các loại cá được người dân phóng sinh chủ yếu gồm: cá chép đỏ; cá rô; cá trê; cá lóc;… Một số nhóm người mua hàng chục đến hàng trăm ký cá, trị giá hàng triệu đồng, thuê người chở đến chùa làm lễ cầu sức khoẻ, tài lộc cho năm mới sắp đến trước khi phóng sinh.

Phần lớn người dân mang theo từ 3 con trở lên, chủ yếu là cá chép đỏ sau khi làm lễ cúng tiễn ông Công ông Táo từ nhà.

Phần lớn người dân mang theo từ 3 con trở lên, chủ yếu là cá chép đỏ sau khi làm lễ cúng tiễn ông Công ông Táo từ nhà.

Người dân cầu khấn tại khuôn viên chùa trước khi phóng sinh cá.

Người dân cầu khấn tại khuôn viên chùa trước khi phóng sinh cá.

Sau vụ “hỗn chiến” khi thả cá phóng sinh ở TP.HCM, nhóm chích điện đã “mất tích” - 5

Theo tục lệ dân gian, phóng sinh cá chép ngày 23 tháng Chạp đã có từ lâu. Mọi người quan niệm Táo Quân sẽ cưỡi cá chép hoá rồng lên Thiên đình để báo cáo lại tất cả việc làm của con người trong 1 năm. Vì vậy ngày này, mỗi gia đình thường chuẩn bị 3 con cá chép đỏ sống, thả trong chậu nước, cúng cùng đồ lễ khác. Sau khi cúng xong sẽ đem đi phóng sinh ở sông, ao, hồ…

Theo tục lệ dân gian, phóng sinh cá chép ngày 23 tháng Chạp đã có từ lâu. Mọi người quan niệm Táo Quân sẽ cưỡi cá chép hoá rồng lên Thiên đình để báo cáo lại tất cả việc làm của con người trong 1 năm. Vì vậy ngày này, mỗi gia đình thường chuẩn bị 3 con cá chép đỏ sống, thả trong chậu nước, cúng cùng đồ lễ khác. Sau khi cúng xong sẽ đem đi phóng sinh ở sông, ao, hồ…

Trong sáng nay, một nhóm người mua 120kg cá trê, trị giá hàng chục triệu đồng, đựng trong 8 khay thuê thuyền ra giữa sông phóng sinh.

Trong sáng nay, một nhóm người mua 120kg cá trê, trị giá hàng chục triệu đồng, đựng trong 8 khay thuê thuyền ra giữa sông phóng sinh.

Được biết, phần lớn số cá này được đưa tới từ chợ đầu mối Bình Điền, quận 8. Một số thương lái cho người chở cá tới, vận chuyển xuống thuyền cho chủ mua phóng sinh.

Được biết, phần lớn số cá này được đưa tới từ chợ đầu mối Bình Điền, quận 8. Một số thương lái cho người chở cá tới, vận chuyển xuống thuyền cho chủ mua phóng sinh.

Chị Phạm Ngọc Thảo Vy (ở quận Bình Thạnh) cho biết, thường xuyên ra bến chùa này để thả cá phóng sinh. Đặc biệt, hôm nay ngày tiễn ông Công ông Táo về trời nên thả số lượng lớn hơn cá chép đỏ.

Chị Phạm Ngọc Thảo Vy (ở quận Bình Thạnh) cho biết, thường xuyên ra bến chùa này để thả cá phóng sinh. Đặc biệt, hôm nay ngày tiễn ông Công ông Táo về trời nên thả số lượng lớn hơn cá chép đỏ.

Nhiều đàn cá tụ lại bên bến sông sau khi thả. Một số người dân cho biết, trước đây sau khi thả cá, những con chưa kịp bơi ra xa đều bị chích điện, vợt bắt tại chỗ khiến nhiều người bức xúc.

Nhiều đàn cá tụ lại bên bến sông sau khi thả. Một số người dân cho biết, trước đây sau khi thả cá, những con chưa kịp bơi ra xa đều bị chích điện, vợt bắt tại chỗ khiến nhiều người bức xúc.

Ghi nhận dịp lễ phóng sinh tiễn ông Công ông Táo năm nay, bến sông chùa không còn tái diễn tình trạng một số người dùng ghe chích điện bắt cá người dân vừa phóng sinh. Ngay từ sáng sớm, một số tàu, ca nô của cơ quan chức năng túc trực nhằm ngăn chặn tình trạng chích điện bắt cá phóng sinh tại khu vực bến chùa.

Ghi nhận dịp lễ phóng sinh tiễn ông Công ông Táo năm nay, bến sông chùa không còn tái diễn tình trạng một số người dùng ghe chích điện bắt cá người dân vừa phóng sinh. Ngay từ sáng sớm, một số tàu, ca nô của cơ quan chức năng túc trực nhằm ngăn chặn tình trạng chích điện bắt cá phóng sinh tại khu vực bến chùa.

Sau vụ “hỗn chiến” khi thả cá phóng sinh ở TP.HCM, nhóm chích điện đã “mất tích” - 12

Lực lượng tham gia túc trực, tuần tra gồm: tàu kiểm ngư TP.HCM; Chi cục thuỷ sản TP; CSGT đường thuỷ; Công an phường 13;…

Lực lượng tham gia túc trực, tuần tra gồm: tàu kiểm ngư TP.HCM; Chi cục thuỷ sản TP; CSGT đường thuỷ; Công an phường 13;…

Anh Nguyễn Hải Đăng, quận Gò Vấp cho biết, thường thả cá phóng sinh tại bến chùa Diệu Pháp các dịp rằm, tiễn ông Công ông Táo. “Do nơi đây thường bị chích điện sau khi vừa thả xuống nên mọi người rất bức xúc. Tôi từng phải tìm chỗ vắng hơn để phóng sinh. Đợt này hơi bất ngờ vì thấy nhiều lực lượng chức năng túc trực nên ai cũng an tâm phóng sinh, phong tục được trọn vẹn, ý nghĩa hơn”, anh Đăng vui mừng nói.

Anh Nguyễn Hải Đăng, quận Gò Vấp cho biết, thường thả cá phóng sinh tại bến chùa Diệu Pháp các dịp rằm, tiễn ông Công ông Táo. “Do nơi đây thường bị chích điện sau khi vừa thả xuống nên mọi người rất bức xúc. Tôi từng phải tìm chỗ vắng hơn để phóng sinh. Đợt này hơi bất ngờ vì thấy nhiều lực lượng chức năng túc trực nên ai cũng an tâm phóng sinh, phong tục được trọn vẹn, ý nghĩa hơn”, anh Đăng vui mừng nói.

Trước đó, ngày 31/8/2023, trên mạng xã hội xuất hiện clip ghi lại cảnh hỗn loạn ở khu vực bờ sông cạnh chùa Diệu Pháp (phường 13, quận Bình Thành, TP.HCM) liên quan việc thả cá phóng sinh.

Qua kết quả xác minh, Công an phường 13 cho biết, sự việc xảy ra vào khoảng 19h45 ngày 30/8/2023, tại bến sông thả cá phóng sinh cạnh chùa Diệu Pháp.

Công an đã mời ông Nguyễn Văn T. (33 tuổi, quản lý chùa Diệu Pháp) tới trụ sở để làm rõ vụ việc. Tại đây, ông T cho biết, vào khoảng 19h45 ngày 30/8, một số phật tử đang phóng sinh cá tại bến sông cạnh khuôn viên chùa thì có một số người dân đi trên 2 chiếc ghe tiến tới, dùng bình kích điện bắt cá vừa phóng sinh. Sau đó, một số phật tử đã không đồng ý cho vớt cá nên đã có lời qua tiếng lại, yêu cầu người vớt cá rời khỏi khu vực.

Sau khi to tiếng, một số phật tử đã không giữ được bình tĩnh, nhảy xuống sông xua đuổi nhóm người vớt cá.

Công an phường 13 nhận thông tin đã xuống hiện trường nhưng lúc này nhóm người vớt cá đã rời hiện trường. Qua ghi nhận không có người bị thương tích. Công an phường đã nhắc nhở, yêu cầu các phật tử giữ gìn an ninh trật tự ở khu vực thả cá phóng sinh.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Quân ([Tên nguồn])
Ngày ông Công ông Táo Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN