Sau hơn 129 năm, bốt Hàng Đậu sắp mở cửa phục vụ người dân tới tham quan
Sau nhiều năm hư hỏng, xuống cấp vì không sử dụng, Bốt Hàng Đậu (Ba Đình, Hà Nội) hiện đang được cải tạo, sắp đặt thành không gian nghệ thuật để mở cửa cho người dân đến tham quan.
Sau nhiều năm hư hỏng, xuống cấp vì không sử dụng, Bốt Hàng Đậu chuẩn bị được cải tạo, phục vụ người dân tham quan.
Tháp nước Hàng Đậu (tên thường gọi là bốt Hàng Đậu) nằm tại ngã 6 giao giữa các con phố: Hàng Than, Hàng Lược, Hàng Giấy, Hàng Đậu, Quán Thánh và Phan Đình Phùng (quận Ba Đình, TP Hà Nội).
Công trình này được xây dựng vào năm 1894, là một trong những công trình kiến trúc cổ của Hà Nội do người Pháp xây dựng.
Tháp nước Hàng Đậu được xây dựng vào năm 1894, là một trong những công trình kiến trúc cổ của Hà Nội.
Bốt Hàng Đậu được xây để phục vụ việc cung cấp nước sạch cho binh lính và công dân của họ trong thời gian Pháp đô hộ tại Hà Nội, song song với việc xây dựng Nhà máy nước Yên Phụ.
Theo ghi nhận của Gia đình và Xã hội, tháp nước Hàng Đậu có hình trụ tròn, đường kính 19 m, cao 3 tầng, mái có hình chóp nón, ở giữa là cột thu lôi. Tháp có đài nước khổng lồ bằng thép dung tích 1.250 m3, yên vị trên đỉnh 8 bức tường đá.
Tháp nước Hàng Đậu cơ bản vẫn giữ được hiện trạng nguyên vẹn sau nhiều thập kỷ.
Hệ thống đường ống dẫn lên, xuống bốt Hàng Đậu với những chiếc van bằng sắt vẫn nguyên vẹn, phủ đầy bụi. Tháp cơ bản vẫn giữ được hiện trạng như ban đầu, duy có 17 cửa sổ ở phía dưới tầng 1 đã được bịt kín.
Từ lâu bốt Hàng Đậu đã trở thành một biểu tượng mang ý nghĩa văn hóa, lịch sử, một công trình biểu tượng tại Thủ đô, thu hút nhiều người dân, khách du lịch tới tham quan, chụp ảnh.
Công trình thu hút nhiều người dân, khách du lịch tới tham quan, chụp ảnh.
Tuy nhiên, sau nhiều năm gần như không được sử dụng, nhiều đoạn vỉa hè xung quanh tháp nước đã bị hư hỏng, vỡ nứt. Các bức tường của công trình bị xịt sơn, vẽ bậy, thậm trí còn trở thành nơi phóng uế của nhiều người.
Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến kiến trúc, cảnh quan của bốt Hàng Đậu mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh của Hà Nội trong mắt khách du lịch.
Sau thời gian dài không được xử dụng, nhiều hạng mục đã hư hỏng, xuống cấp.
Để giúp người dân có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp từ bên trong của một công trình kiến trúc đã bị "ngủ quên" nhiều thập kỷ, tới đây tháp nước sẽ được các kiến trúc sư, chuyên gia cải tạo, tổ chức trưng bày Không gian sắp đặt Nước và Di sản Tháp nước Hàng Đậu.
Kế hoạch trên nằm trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023, do Sở Văn hóa - Thể thao thành phố, Hội Kiến trúc sư Việt Nam phối hợp cùng nhiều đơn vị tổ chức.
Hình phối cảnh bốt Hàng Đậu sau khi được cải tạo, thiết kế.
Dự án được lấy cảm hứng từ lục thủy theo quan niệm Á Đông, trưng bày mang lại trải nghiệm không gian nghệ thuật mới lạ và sáng tạo với âm thanh và ánh sáng.
Theo nhóm kiến trúc sư và họa sĩ thực hiện, hệ sắp đặt âm thanh sẽ tái hiện lại những âm thanh của nước trong tự nhiên.
Dự án trưng bày mang lại trải nghiệm không gian nghệ thuật mới lạ và sáng tạo với âm thanh và ánh sáng.
Hệ sắp đặt ánh sáng mở rộng thị giác về những vỏ bọc đẹp đẽ, các nguyên liệu đều được tái chế bởi rác thải đô thị, nhấn mạnh tác động của đô thị tới môi trường tự nhiên.
Không gian nghệ thuật tại tháp nước Hàng Đậu sẽ lần đầu tiên ra mắt công chúng trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023, diễn ra từ ngày 17/11 đến ngày 31/12.
Di tích thành cổ Diên Khánh xây dựng cách đây tròn 230 năm, được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1988 hiện đang xuống cấp, trở thành nơi xả rác, phóng uế, cỏ dại...
Nguồn: [Link nguồn]