Sau hơn 10 ngày đặt “bảo bối” của Nhật, sông Tô Lịch đang hồi sinh thế nào?
Công nghệ Nano Bioreactor của Nhật Bản đặt dưới lòng sông Tô Lịch vẫn đang hoạt động và có những chuyển biến tích cực.
Clip: Sông Tô Lịch sau hơn 10 ngày đặt máy sục khí công nghệ Nhật Bản
Ngày 27/5, ghi nhận của PV tại đầu sông Tô Lịch đoạn đầu đường Hoàng Quốc Việt (quận Cầu Giấy, Hà Nội), bốn chiếc máy sục khí Nano công nghệ Nhật Bản đặt dưới lòng sông Tô Lịch vẫn đang hoạt động. Tính đến nay, bốn chiếc máy này đã hoạt động được 11 ngày với mục đích làm hồi sinh con sông ô nhiễm.
Bốn chiếc máy sục khí Nano công nghệ Nhật Bản được đặt dưới lòng sông Tô Lịch đầu đường Hoàng Quốc Việt đã hoạt động được hơn 10 ngày qua.
Quan sát bằng mắt thường nhận thấy, nước mặt sông Tô Lịch đã trong hơn, cảnh vật hai bên bờ có thể soi bóng dưới mặt nước, tuy nhiên, về cơ bản, nước sông vẫn có màu đen. Tại khu vực đầu cống, một dòng nước mang màu trắng đục chảy ra và một số sinh vật đớp trên mặt nước.
Theo người dân, nước sông Tô Lịch bắt đầu có chuyển biến tích cực. Nước mặt trong hơn, mùi hôi thối cũng đã đỡ nhiều so với trước khi đặt máy.
Cảnh vật ven bờ in bóng xuống mặt nước sông Tô Lịch.
Một số người dân cạnh đó cho biết, đêm qua, Hà Nội có mưa nên sáng nay nước cống chảy ra có màu khác. Họ cũng chia sẻ, từ ngày đặt những chiếc máy sục khí của Nhật Bản, sông Tô Lịch đã giảm mùi đi nhiều, mặt nước có chuyển biến tích cực.
“Mùi hôi thối đỡ đi nhiều, còn mặt nước có vẻ trong hơn. Cứ tiếp tục thử nghiệm một thời gian nữa xem, nếu những chiếc máy làm hồi sinh được sông Tô Lịch thì đó là điều đáng mừng”, một người dân chia sẻ.
Dòng nước màu trắng đục chảy ra từ cống sau một đêm Hà Nội có mưa. Trên mặt nước đã có một vài sinh vật nổi lên đớp.
Bốn chiếc máy sục khí Nano và các tấm vật liệu thiên nhiên Bioreactor được làm từ đá núi lửa Nhật Bản với công nghệ đặc biệt hy vọng sẽ hồi sinh sông Tô Lịch.
Xung quanh khu vực lắp các máy sục khí Nano, Công ty Cổ phần Cải thiện Môi trường Nhật Việt đã cho lắp đặt 4 camera để theo dõi.
Theo ông Trương Văn Việt – bảo vệ của công ty Nhật Việt, những chiếc camera này mới lắp được 3 ngày nay. “Mục đích là để các chuyên gia theo dõi tình hình hoạt động của máy, đồng thời đề phòng mất cắp các thiết bị”, ông Việt chia sẻ.
Mới đây, đơn vị thi công đã cho lắp đặt thêm một tấm lưới bên ngoài các máy sục khí để ngăn rác vào.
Trước đó, từ ngày 16/5, Hà Nội đã triển khai phương án thí điểm xử lý ô nhiễm, làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano Bioreactor của Nhật Bản. Dự án thí điểm do đoàn chuyên gia Nhật Bản phối hợp với Công ty Cổ phần Cải thiện Môi trường Nhật Việt thực hiện bằng nguồn tài trợ của Nhật Bản.
Bốn chiếc máy sục khí Nano và các tấm vật liệu thiên nhiên Bioreactor được đặt xuống đầu nguồn sông Tô Lịch tại khu vực đầu đường Hoàng Quốc Việt (quận Cầu Giấy). Các chuyên gia Nhật Bản cho hay, khi đặt máy sục khí bio-nano xuống thì 3 ngày sau, mùi hôi của sông Tô Lịch sẽ giảm và vài tháng sau, dòng sông này sẽ hồi sinh.
Người dân sống cạnh bờ sông Tô Lịch đang rất mong chờ “bảo bối” của Nhật Bản có thể làm hồi sinh con sông ô nhiễm này.
Công ty môi trường Nhật Việt mới đây đã cho lắp đặt thêm các camera để theo dõi sát sao tình hình hoạt động của máy sục khí, đồng thời, chống trộm.
Ông Trương Văn Việt – bảo vệ của công ty môi trường Nhật Việt được cắt cử để trông nom tại khu vực đặt máy.
Một góc sông Tô Lịch với hàng phượng đỏ in bóng xuống mặt sông.
Sau 6 ngày đặt những chiếc máy sục khí Nano và các tấm vật liệu thiên nhiên Bioreactor của Nhật Bản, sông Tô Lịch đã...