Sau 9 ngày xử phạt nặng nồng độ cồn: Bệnh viện tiết lộ tín hiệu tích cực

Số ca nhập viện cấp cứu vì tai nạn giao thông (TNGT) do sử dụng rượu bia tại Bệnh viện Việt Đức có chiều hướng giảm, thậm chí có ngày không có trường hợp nào.

Bệnh nhân ở Hà Nội đang điều trị tại Bệnh viện Việt Đức do tai nạn liên quan đến rượu bia

Bệnh nhân ở Hà Nội đang điều trị tại Bệnh viện Việt Đức do tai nạn liên quan đến rượu bia

Sau khi Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2020, lực lượng CSGT cả nước đồng loạt kiểm tra, xử lý nhiều lái xe có uống rượu, bia. Việc Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực và CSGT tăng cường xử lý “ma men” đã tạo ra nhiều hiệu ứng tích cực, trong đó số vụ tai nạn giao thông có chiều hướng giảm.

Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức Hà Nội (nơi tiếp nhận nhiều trường hợp bị tai nạn giao thông nặng được chuyển từ tuyến dưới lên và là điểm “nóng” về số ca cấp cứu do tai nạn giao thông) số bệnh nhận nhập viện cấp cứu vì tai nạn giao thông trong 9 ngày qua đã giảm.

Tiến sĩ Đỗ Mạnh Hùng, Phó trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, từ ngày 1-6/1 bệnh viện tiếp nhận 305 trường hợp bị tai nạn giao thông, trong đó có 46 bệnh nhân có sử dụng rượu bia, giảm hơn 4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đặc biệt, ngày 8/1, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Việt Đức không tiếp nhận bệnh nhân vào viện do rượu bia. Hiện chỉ có một bệnh nhân ở Thanh Hóa nhập viện ngày hôm qua trong tình trạng có rượu bia, bị đa chấn thương đang được điều trị tích cực.

BS Bùi Trung Nghĩa, bác sĩ trực cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) cho biết tại khoa Cấp cứu, tất cả những trường hợp bị tai nạn giao thông vào viện đều được xét nghiệm nồng độ cồn trong máu. Trước đây cứ 10 ca tai nạn giao thông vào nhập viện thì có đến 6-7 trường hợp có nồng độ cồn. Hiện nay, con số này giảm còn 3-4 ca trên 10 bệnh nhân.

Ông Nguyên Thành, Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội cho biết, trung bình mỗi ngày trung tâm tiếp nhận khoảng 100 ca cấp cứu, trong đó có 20% là các ca tai nạn giao thông. Tuy nhiên, từ ngày 1 đến 6/1, có tổng số 530 ca cấp cứu thì chỉ có 44 vụ là tai nạn giao thông (chiếm 8,3%).

"Những ca tai nạn này có liên quan đến cồn không thì chúng tôi không biết. Chúng tôi không phân biệt được đâu là tai nạn do rượu bia hay không do rượu bia vì chúng tôi chỉ có nhiệm vụ cấp cứu. Phải đến bệnh viện thì các bác sĩ mới xét nghiệm được nồng độ cồn. Dù vậy, chúng tôi thấy rõ là số ca tai nạn giao thông giảm từ 20% xuống 8%. Điều này rất có ý nghĩa kể từ khi luật Phòng chống tác hại của rượu bia có hiệu lực", ông Thành nói.

Bệnh nhân nhập viện do uống rượu say tự ngã khi trên đường về nhà

Bệnh nhân nhập viện do uống rượu say tự ngã khi trên đường về nhà

Tại Bệnh viện Thanh Nhàn, trung bình mỗi ngày, khoa Cấp cứu của bệnh viện tiếp nhận khoảng 100-130 bệnh nhân, trong đó khoảng 30% có liên quan đến rươu, bia. Đáng chú ý, trong đêm 31/12/2019 và sáng 1/1/2020 có 28 trường hợp tai nạn giao thông vào cấp cứu có nồng độ cồn trong máu.

Tuy nhiên, khoảng một tuần trở lại đây, chỉ còn khoảng 60-70 ca cấp cứu và liên quan đến rượu bia, chỉ chiếm 10%. Điều đặc biệt là không có bệnh nhân nào nhập viện vì tai nạn giao thông có nồng độ cồn trong máu.

“Riêng ngày 7/1 trong ca trực của tôi, chỉ có 58 bệnh nhân nhập viện. Số ca cấp cứu giảm 50% so với trước và không có ca tai nạn giao thông nào vào viện mà có nồng độ cồn trong máu”, bác sĩ Vũ Xuân Hùng, Trưởng Khoa chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Thanh Nhàn nói.

Các bác sĩ cho biết, việc tăng mức phạt đối với người có nồng độ cồn đã bước đầu có những tín hiệu tích cực khi số lượng bệnh nhân nhập viện do tai nạn giao thông, đặc biệt là tai nạn giao thông do rượu, bia đã giảm đáng kể.

Để hạn chế số ca TNGT, các bác sĩ khuyến cáo, mọi người cần đi với tốc độ vừa phải, đội mũ bảo hiểm và tuyệt đối không lái xe khi đã uống rượu bia. Bởi thực tế trong số ca TNGT nhập viện, nhiều trường hợp khi kiểm tra phát hiện có sử dụng bia rượu. Trong khi đó, uống bia rượu dù một chút rất nhỏ cũng có thể khiến người cầm lái không tỉnh táo, có thể gây tai nạn dẫn đến tử vong hoặc chịu những di chứng nặng nề do tai nạn gây nên.

Các mức phạt mới về nồng độ cồn từ ngày 1/1/2020 cụ thể như sau:

Sau 9 ngày xử phạt nặng nồng độ cồn: Bệnh viện tiết lộ tín hiệu tích cực - 3

Bạn nghĩ thế nào về mức phạt mới đối với lái xe vi phạm nồng độ cồn từ 1/1/2020?

Nguồn: [Link nguồn]

Nhiều bất ngờ về nghị định phạt nặng rượu, bia

Ngoài những chế tài mới có liên quan đến rượu, bia, Nghị định 100/2019 còn đưa ra nhiều quy định khác rất đáng lưu ý...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đỗ Mạnh Lực ([Tên nguồn])
Xử phạt lái xe có nồng độ cồn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN